Mặc dù xuất hiện không nhiều, tuy nhiên BSoD là một trong những lỗi gây khó chịu nhất cho người dùng Windows. Nó khiến PC tự khởi động lại, ảnh hưởng tới công việc của bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi màn hình xanh, vì vậy việc khắc phục cũng khá khó khăn đối với nhiều người. Một trong những lỗi BSoD mà bạn có thể gặp đó là UNEXPECTED STORE EXCEPTION. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây ra lỗi UNEXPECTED STORE EXCEPTION là gì?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra lỗi UNEXPECTED STORE EXCEPTION có thể đến từ cả phần cứng lẫn phần mềm.
- Driver không tương thích, lỗi.
- Xung đột phần mềm.
- Chưa cài các bản update mới nhất cho hệ điều hành.
- Phần cứng có vấn đề.
Cách fix lỗi UNEXPECTED STORE EXCEPTION trên Windows
1. Cập nhật Windows
Để PC hoạt động ổn định và ít gặp lỗi, nhất là BSoD bạn nên tự tải về và cập nhật các bản update mới nhất từ Microsoft.
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings.
- Chọn Update & Security.
- Nhấn nút Check for updates để tải các bản cập nhật mới nhất và cài đặt.
2. Xóa phần mềm antivirus
Phần mềm antivirus và Windows xưa nay đã không ưa gì nhau. Bởi nó can thiệp sâu vào hệ thống, gây xung đột và dẫn đến các sự cố nghiêm trọng. Vì vậy hãy xóa phần mềm diệt virus đi.
- Nhấn phím Windows, gõ Control Panel và nhấn Enter.
- Tiếp theo chọn tùy chọn Uninstall a Program ở mục Programs.
- Tìm và chọn phần mềm antivirus, nhấp chuột phải và chọn Uninstall.
3. Đổi chế độ SATA
- Khởi động lại máy, nhấn liên tục F2 hoặc Del (tùy thuộc vào nhà sản xuất mainboard) để vào màn hình BIOS.
- Tìm tùy chọn SATA mode và đổi sang RAID hoặc AHCI.
- Khởi động lại PC.
4. Vô hiệu hóa fast startup
- Nhấn tổ hợp phím Windows + S, gõ control panel và nhấn Enter.
- Ở cửa sổ Control Panel, chọn Power Options (Nếu không thấy thì ở góc phải màn hình có mục View by, chọn Small icons).
- Tiếp theo, click chọn Choose what the power button does.
- Tiếp tục chọn Change settings that are currently unavailable.
- Bỏ tích các tùy chọn Turn off fast startup (recommended), Sleep và Hibernate. Nhấn nút Save changes để lưu thay đổi.
5. Xóa driver có vấn đề
- Nhấn phím cửa sổ và click vào biểu tượng Power.
- Giữ phím Shift, sau đó chọn Restart.
- Windows sẽ khởi động lại và hiện ra các tùy chọn Startup nâng cao. Chọn Troubleshoot.
- Tiếp theo nhấn vào Advanced options.
- Chọn Startup Settings và nhấn nút Restart để khởi động lại.
- Nhấn phím 4 để khởi động hệ thống trong chế độ an toàn.
- Sau khi boot Windows ở Safe Mode, nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ devmgmt.msc và nhấn Enter.
- Tìm kiếm driver có vấn đề, click chuột phải vào nó và chọn Uninstall device.
- Tích vào ô checkbox Delete the driver software for this device option và nhấn Uninstall.
- Khởi động lại PC sau khi driver được xóa thành công
6. Xóa file tạm thời
- Nhấn tổ hợp phím Windows +R, gõ %temp% và nhấn Enter.
- Nhấn Ctrl + A để chọn tất cả các tệp tin, thư mục. Sau đó nhấn Delete.
- Tiếp tục nhấn tổ hợp phím Windows +R, gõ temp và nhấn Enter.
- Nhấn Ctrl + A để chọn tất cả các tệp tin, thư mục. Sau đó nhấn Delete.
7. Vô hiệu hóa file history
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I và chọn Update & security.
- Chọn mục Backup và tắt tùy chọn Automatically back up my files. Nếu PC của bạn không có tùy chọn này tức là File History không hoạt động.
8. Sử dụng high performance power
- Nhấn tổ hợp phím Windows + S, gõ power plan và chọn Choose a power plan.
- Chọn High performance nằm dưới mục Preferred plans.
9. Cập nhật BIOS
- Đi tới trang chủ của nhà sản xuất bo mạch chủ, tải phiên bản BIOS mới nhất cho máy tính của bạn và copy nó và một chiếc USB.
- Nhấn phím cửa sổ và click vào biểu tượng Power.
- Giữ phím Shift, sau đó chọn Restart.
- Windows sẽ khởi động lại và hiện ra các tùy chọn Startup nâng cao.
- Chọn Troubleshoot -> Advanced options
- Tiếp đến chọn UEFI Firmware Settings Startup
- Nhấn nút Reset, máy tính của bạn sẽ khởi động lại và vào màn hình quản lý BIOS.
- Tìm kiếm tính năng cập nhật và chọn bản BIOS được lưu trong USB.