Ưu nhược điểm các loại chuột máy tính

Ưu nhược điểm các loại chuột máy tính

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 12/12/21

Chia sẻ bài viết :

Kể cả khi bạn dùng laptop hoặc máy tính để bàn thì chuột là thiết bị ngoại vi rất quan trọng. Mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng chuột máy tính lại có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại chuột lại có tính năng và cách sử dụng khác nhau.

Chuột máy tính ngày nay rất hiện đại. Đã qua cái thời chuột máy tính chỉ có hai nút trái phải và con lăn ở giữa. Một con chuột hiện nay có thể được tích hợp rất nhiều tính năng bổ ích, giúp tăng cường trải nghiệm người dùng.

Các loại chuột máy tính hiện nay

Chuột có dây

Chuột có dây đã rất quen thuộc và phổ biến đối với người dùng máy tính. Dù có dùng laptop hay máy tính để bàn, chuột có dây luôn là một lựa chọn tin cậy và dễ dàng sử dụng. Chỉ cần cắm vào cổng USB trên máy tính là có thể dùng luôn, không phải cài thêm bất cứ gì.

Chuột thiết kế đồ họa Razer DeathAdder Chroma
Ưu điểm
Nhược điểm

Chuột có dây là sự lựa chọn phù hợp với hầu hết công việc. Đặc biệt game thủ hay các nhà thiết kế rất thích dùng chuột có dây bởi độ chính xác và ổn định nó mang lại.

Chuột không dây

Chuột máy tính không dây truyền thông tin tới máy tính thông qua tín hiệu. Có hai loại chuột không dây: RF (Radio Frequency) và Bluetooth.

Chuột VEGCOO C10 Wireless Gaming Mouse

Chuột RF truyền tín hiệu tới máy tính thông qua tần số ra radio và yêu cầu người dùng phải cắm thêm dongle/ đầu thu USB. Trong khi đó chuột Bluetooth truyền tín hiệu thông qua Bluetooth và ngày càng phổ biến.

Chuột thiết kế đồ họa Apple Magic Mouse 2
Ưu điểm
Nhược điểm

Khoảng cách giữa chuột không dây và có dây đang ngày càng được thu hẹp do sự tiến bộ của công nghệ. Mặt khác, chuột không dây sẽ mang lại cho bạn cảm giác gọn gàng, ngăn nắp. Nó cũng không quá khó để sử dụng.

Chuột trackball

Chuột máy tính trackball trông khá giống với chuột thông thường. Chỉ khác ở chỗ sẽ có một viên bi lớn (ball) được gắn vào phía trên hoặc cạnh của chuột.

Nhiệm vụ của viên bi là để điều khiển con trỏ trên màn hình. Vì thế bạn không phải tốn công lướt chuột như thông thường nữa. Mang lại cảm giác khá giống khi dùng touchpad.

Nếu viên bi nằm ở cạnh thì người dùng sẽ phải dùng ngón tay cái để lăn nó. Loại chuột này thường phù hợp với người thuận tay phải.

Còn nếu viên bi nằm ở trên thì bạn có thể dùng bất kỳ ngón tay nào của mình để lăn và điều khiển con trỏ.

Chuột trackball logitech m570
Ưu điểm
Nhược điểm

Nhìn chung chuột trackball rất tuyệt vời. Tuy nhiên nếu đang tìm kiếm một con chuột dễ sử dụng và linh hoạt thì chuột thông thường vẫn là lựa chọn tốt hơn.

Chuột quang

Chuột quang sử dụng một đèn LED để theo dõi sự di chuyển của người dùng, thay vị viên bi lớn như chuột trackball. Loại chuột máy tính này đang ngày càng trở nên phổ biến và thuận tiện bởi kích thước nhỏ gọn và rất nhẹ.

Ngoài ra, khi sử dụng chuột quang, bạn có thể không cần đến lót chuột.

Chuột cảm biến quang
Ưu điểm
Nhược điểm

Chuột cảm biến quang bao gồm cả có dây và không dây. Chúng có độ chính xác cao, tốc độ tốt và là sự lựa chọn đáng tin cậy cho hầu hết người dùng máy tính hiện nay.

Chuột laser

Thay vì sử dụng đèn LED để theo dõi di chuyển như chuột quang, chuột cảm biến laser sử dụng chùm laser để thu thập thông tin và gửi đến máy tính. Và cũng giống như chuột quang, chuột laser nhỏ gọn, nhẹ nhàng và rất bền.

Chuột cảm biến laser
Ưu điểm
Nhược điểm

Nếu bạn đang tìm một con chuột có độ chính xác cao, có thể hoạt động ở mọi bề mặt thì chuột laser là lựa chọn tuyệt vời. Chuột laser cũng bao gồm có dây và không dây.

Chuột gaming

Đúng như cái tên, chuột gaming là dành cho game thủ. Chuột chơi game thường đi cùng rất nhiều tính năng, hỗ trợ gamer trong trong trận đấu có thể đạt hiệu suất tốt nhất.

Ngoài việc hỗ trợ những tính năng cơ bản giống như các loại chuột khác, chúng có độ chính xác rất cao, phản hồi nhanh và có các nút bên cạnh có thể tùy chỉnh chức năng.

Chuột gaming Razer Naga Trinity

Về kiểu dáng, chuột gaming thường có bề ngoài hầm hố. Hệ thống đèn LED rực rỡ đúng chất gaming và có thể điều chỉnh trực thông qua ứng dụng. Loại chuột này cũng bao gồm có dây và không dây.

Ưu điểm
Nhược điểm

Mua chuột gaming là một khoản đầu tư xứng đáng đối với những bạn đam mê chơi game hoặc dành nhiều thời gian cho máy tính. Nhưng nó cũng hơi thừa thải với người dùng bình thường.

Chuột đứng

Chuột đứng (chuột vertical/ ergonomic) hoạt động tương đối giống với chuột bình thường. Ngoại trừ thiết kế của nó: cao và mỏng hơn. Khi sử dụng loại chuột này, tay người dùng có tư thế giống với bắt tay thay vì hướng xuống dưới.

Chuột đứng rất phù hợp với những bạn phải làm việc và sử dụng với nó trong thời gian dài. Bởi với tư thế cầm chuột khác lạ sẽ làm giảm áp lực lên cổ tay và vai.

Chuột thiết kế đồ họa Logitech MX Vertical
Ưu điểm
Nhược điểm

Chuột đứng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhà thiết kế, game thủ hay những người dành nhiều thời gian để lướt web, đọc tin tức. Vì thế loại chuột này sẽ không phù hợp với những công việc ít dùng đến chuột như đánh máy, nhập liệu.

Chuột bút

Chuột bút (Bút cảm ứng / Pen Mouse/ Stylus Mouse) đắt nhưng xắt ra miếng. Loại chuột này dành cho những nhà thiết kế đồ họa đang tìm kiếm cho mình một thiết bị hỗ trợ vẽ và xóa chính xác nhất trên máy tính.

Bề ngoài nhìn không khác gì một chiếc bút. Người dùng cũng có thể cầm nó theo cách cầm bút hàng ngày. Và cũng giống như chuột đứng, chuột bút sẽ làm giảm mỏi cổ tay và vai.

Chuột bút
Ưu điểm
Nhược điểm

Chuột cảm ứng này dành cho những người đang tìm kiếm một thiết bị có độ chính xác cao và làm việc trong thời gian dài. Tuy nhiên các nút chức năng trên thân chuột lại hơi khó sử dụng đối với người mới. Vì thế chuột đứng cũng có thể là lựa chọn thay thế.

Chuột đeo ngón tay

Đúng như cái tên, chuột đeo ngón tay (Finger Mouse) được kẹp vào ngón tay trong quá trình sử dụng. Loại chuột này được kết nối tới máy tính thông qua USB hoặc Bluetooth, hoạt động trên mọi bề mặt (không yêu cầu bề mặt tiếp xúc).

Đây là loại chuột có thiết kế và hình dáng đặc biệt nhất trên thị trường hiện nay. Chuột đeo ngón tay có 2 dạng: chuột đeo ngón tay trackball và chuột đeo ngón tay quang.

Finger mouse 2

Loại đầu tiên được thiết kế với một lỗ nhỏ cho phép bạn ấn ngón tay vào và di chuyển con trỏ trên màn hình bằng cách lăn viên bi bởi ngón trỏ.

Finger mouse 1

Loại thứ hai chỉ dùng đến một ngón tay. Và cũng giống như chuột thông thường khi nó sử dụng ánh sáng để theo dõi di chuyển.

Ưu điểm
Nhược điểm

Chuột đeo ngón tay là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người đang tìm kiếm một thiết bị linh hoạt, nhẹ và có thể hoạt động mà không cần bề mặt tiếp xúc (sử dụng khi thuyết trình,…).

Tuy nhiên, loại chuột này hiện nay chưa phổ biến và cũng ít được sử dụng do tính thực tiễn của nó. Ngoài ra bạn cũng mất một khoảng thời gian để làm quen với nó.

Chuột cần điều khiển

Chuột cần điều khiển (Joystick Mouse) là sự kết hợp của chuột đứng và chuột trackball. Loại chuột này có kiểu dáng thẳng đứng, tư thế sử dụng giống với bắt tay.

Ở trên cùng cần điều khiển có viên bi, người dùng sẽ dùng ngón trỏ để lăn nó tương tự như chuột trackball. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những người bị đau mỏi cổ tay hoặc có ít không gian làm việc.

Chuột cần điều khiển
Ưu điểm
Nhược điểm

Chuột roller bar

Còn được gọi là chuột track bar, chuột roller bar được đặt đối diện bàn phím. Nó được thiết kế gồm một thanh bar nhỏ có thể di chuyển sang hai bên, tiên và lùi để điều khiển con trỏ trên màn hình.

Để thực hiện click chuột, bạn có thể nhấn vào thanh bar hoặc các nút có sẵn. Loại chuột này cũng thường đi kèm với một giá đỡ tay, giúp bạn thả lỏng.

Chuột roller bar
Ưu điểm
Nhược điểm

Trackpoint và Touchpad

Trackpoint là một nút cao su nhỏ nằm trên bàn phím của laptop. Bạn có thể đẩy nó bằng ngón trỏ mà không cần thay đổi tư thế và vị trí các ngón gõ khác. Lực đẩy càng mạnh thì con trỏ di chuyển càng xa.

Trackpoint

Mặc dù trackpoint rất tiện lợi nhưng nó lại không phù hợp với các công việc như chơi game, chỉnh sửa đồ họa. Những công việc đòi hỏi độ chính xác và tốc độ.

Touchpad

Ngoài trackpoint thì laptop còn có touchpad. Không thể phủ nhận sự thuận tiện mà touchpad mang lại. Tuy vậy, nó cũng khá khó sử dụng đối với người mới, đặc biệt với những thao tác phức tạp (sử dụng nhiều ngón tay, double tap,…).

Chuột 3D

Chuột 3D sử dụng khá phức tạp, thường được sử dụng trong môi trường ảo (3D). Nó được trang bị nhiều cảm biến cho phép theo dõi những chuyển động 2D và 3D.

Chuột 3D thường được sử dụng trong các tựa game console (đặc biệt các game có đồ họa cao). Và nó cũng mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình chơi game.

Chuột 3d

Ngoài ra chuột 3D còn được dùng bởi các nhà kiến trúc sư, nhà thiết kế. Nó cũng có rất nhiều tính năng bổ ích như xoay hình ảnh 3 chiều.

Chuột cơ học

Hay còn được chúng ta gọi là chuột bi vì nó sử dụng viên bi cao su để theo dõi chuyển động và gửi thông tin đến máy tính.

Khi người dùng di chuyển chuột, viên bi tạo ra lực đẩy, biến chuyển động của chuột thành hướng di chuyển của con trỏ trên màn hình.

Chuột bi

Loại chuột này hiện nay đã ngừng sản xuất. Chúng ta cũng không còn bắt gặp nó thường xuyên như ngày xưa nữa. Thêm vào đó, chuột bi rất hút bụi và mảnh vụn, làm kẹt viên bi dẫn đến chuột không hoạt động.

Chuột dùng bằng chân

Chuột dùng bằng chân (Foot Mouse) là loại chuột kỳ là và ít phổ biến nhất trong danh sách. Nó cho phép người dùng máy tính điều hướng con trỏ bằng chân.

Foot mouse

Khi điều khiển bằng chân thì năng suất và hiệu quả sẽ kém đi nhiều. Chưa kể phải tốn nhiều thời gian để làm quen với cách sử dụng mới lạ này.

Có lẽ chuột này chỉ dành cho người bị khuyết tật tay.

Chuột BlueTrack

Bluetrack mouse

Chuột BlueTrack được phát minh và chế tạo bởi Microsoft. Nó sở hữu một công nghệ độc đáo sử dụng kết hợp cảm biến hình ảnh và hình học pixel để phát hiện chính xác chuyển động trên tất cả các bề mặt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN