Mạng chậm sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi duyệt web. Rất nhiều người dùng cũng phản ánh rằng tốc độ mạng bị chậm đi sau khi họ cập nhật lên Windows 10/11.
Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Chỉ cần điều chỉnh một vài thiết lập đơn giản, bạn có thể tăng tốc độ mạng cho máy tính Windows 10/11 của mình. Hãy cùng bài viết tìm hiểu một số phương pháp dưới đây để khắc phục vấn đề mạng chậm trên máy tính Windows nhé.
Các cách tăng tốc độ mạng máy tính Windows 10/11
1. Reset Router
Mạng chậm chưa chắc là do PC của bạn. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ mạng.
Kể cả khi bạn kết nối với internet thông qua Wifi hoặc dây cáp, để khắc phục tình trạng mạng chậm thì cách nhanh và đơn giản nhất là reset lại bộ định tuyến (router).
Các bộ định tuyến có bộ nhớ đệm rất hạn chế, vì thế rất dễ dẫn đến tình trạng hoạt động không bình thường. Khởi động lại cũng đồng nghĩa với việc giải phóng bộ nhớ đệm.
2. Thay đổi vị trí Router
Nếu bạn kết nối mạng thông qua Wifi thì vị trí của bộ định tuyến rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ internet. Các đồ vật (vật cản) xung quanh router đôi khi vô tình cản trở quá trình truyền tín hiệu.
Hơn nữa, các yếu tố khác như chiều cao, hướng ăng-ten và vỏ bộ định tuyến cũng ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu Wifi. Vì vậy, bạn nên thử di chuyển router đến một vài vị trí trong phòng và thử kiểm tra tốc độ truy cập internet với mỗi vị trí đó.
3. Thay đổi DNS
- Nhấn phím cửa sổ, sau đó gõ View network connections và nhấn Enter.
- Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng máy tính đang sử dụng (Wifi hoặc Ethernet), chọn Properties.
- Tiếp theo chọn Internet Protocol Version 4 và nhấn vào nút Properties.
- Chọn Use the following DNS server address và nhập DNS
- Cuối cùng nhấn OK để lưu thiết lập.
Đối với DNS của Google:
8.8.8.8
8.8.4.4
Đối với OpenDNS:
208.67.222.222
208.67.220.22
4. Tối ưu hóa Delivery
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Delivery Optimization Advanced Settings và nhấn Enter.
- Tiếp theo chọn Percentage of measured bandwidth (measured against the update source).
- Điều chỉnh cho 2 tùy chọn Limit về 5%.
5. Xóa các tệp tin Temp và Cache
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Disk cleanup và nhấn Enter.
- Chọn ổ đĩa cần dọn dẹp.
- Cửa sổ mới hiện ra, tích chọn tất cả những tệp tin không dùng đến và nhấn OK để xóa.
- Tiếp theo nhấn vào nút Clean up system files -> chọn ổ.
- Chọn tất cả những file không cần thiết và nhấn OK để xóa.
- Ra ngoài màn hình chính, nhấp chuột phải vào biểu tượng thùng rác và chọn Empty Recycle Bin.
6. Vô hiệu hóa Metered Connections
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn hình Settings.
- Tìm và chọn Windows Update.
- Nhấn vào Advanced options.
- Tắt Download updates over metered connections.
7. Tắt dịch vụ Windows Update
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Services và nhấn Enter.
- Cửa sổ quản lý serices của Windows hiện lên, tìm và chọn Windows Update.
- Nhấn chuột phải và chọn Stop.
- Click đúp vào Windows Update service. Ở mục Startup type, thay đổi thành Disabled.
- Cuối cùng nhấn Apply và OK để lưu thiết lập.
8. Tắt/ Bật lại Wifi hoặc Ethernet
- Click chuột phải vào biểu tượng mạng, chọn Open Network & Internet settings.
- Chọn Ethernet ở thanh bên trái. Tiếp theo chọn Change adapter options ở mục Related settings phía bên phải.
- Bây giờ, nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng đang dùng và chọn Disable. Đợi một lúc sau đó nhấn Enable. Đây là cách reset internet mà không cần tháo cáp mạng.
9. Gỡ bỏ ứng dụng Onenote
Nếu không sử dụng đến ứng dụng OneNote, bạn nên gỡ nó để tiết kiệm băng thông dành cho việc đồng bộ hóa các tệp tin và thư mục.
Để xóa ứng dụng này, bạn chỉ nhấn phím cửa sổ sau đó gõ OneNote.
Nhấp chuột phải và chọn Uninstall.
10. Tắt ứng dụng chạy nền
Rất nhiều ứng dụng chạy nền làm ngốn băng thông dẫn đến tốc độ mạng bị giảm. Vì vậy, bạn cần tắt các ứng dụng chạy nền để tiết kiệm băng thông.
Đối với Windows 11
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings.
- Tìm và chọn System.
- Nhấn vào Power & Battery.
- Tiếp theo chọn Battery usage.
- Ở góc dưới bên phải chọn Sort by Overall usage để tìm ra các ứng dụng tiêu thụ nhiều điện năng nhất.
- Nhấn vào dấu 3 chấm phía bên phải ứng dụng và chọn Manage background activity.
- Ở màn hình tiếp theo, thiết lập Background permission thành Never.
Đối với Windows 10
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings.
- Chọn Privacy.
- Tìm và chọn Background apps ở thanh menu trái.
- Cuối cùng là tắt Backround apps.
11. Thay đổi giới hạn băng thông
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run , sau đó nhập gpedit.msc và chọn OK.
- Chọn lần lượt Administrative Templates -> Network -> QoS Packet Scheduler.
- Chọn Limit reservavle bandwidth, sau đó tích chọn Enabled. Ở ô Bandwidth limit (%), nhập vào “0” -> chọn Apply, nhấn OK.
12. Tắt Peer-to-Peer Updates
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings.
- Chọn Window Update -> Advanced options -> Delivery Optimization.
- Tắt Allow downloads from other PCs.
13. Vô hiệu hóa Large Send Offload
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ devmgmt.msc và nhấn Enter.
- Ở cửa sổ Device Manager, mở rộng mục Network adapters và double click vào adapter mạng đang sử dụng (Wifi hoặc Ethernet).
- Cửa sổ mới hiện lên, chọn tab Advanced. Tìm và click vào Large Send Offload V2 (IPv4), sau đó chọn Disabled ở mục Value.
- Làm tương tự với Large Send Offload V2 (IPv6). Sau đó nhấn OK để kết thúc.
14. Vô hiệu hóa Windows Firewall
Windows Defender Firewall thực hiện kiểm tra chính sách về lưu lượng truy cập trên máy tính, điều này cũng làm tiêu hao băng thông.
- Nhấn tổ hợp phím Windows + S, gõ từ khóa Firewall sau đó nhấn chọn Windows Defender Firewall
- Trong giao diện tường lửa, nhấn chọn mục Turn Windows Firewall on or off.
- Cuối cùng chuyển Off cả hai tùy chọn mạng Private và Public Network và nhấn OK.
15. Scan PC
Có thể PC của bạn đang bị nhiễm phần mềm độc hại, gây tốn băng thông internet.
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Virus & threat protection và nhấn Enter.
- Ở cửa sổ Windows Security nhấn Quick scan để thực hiện tìm các phần mềm độc hại.
16. Vô hiệu hóa Window Auto-Tuning
Window Auto-Tuning là một tính năng được giới thiệu cùng với sự ra mắt của Windows 10. Tính năng này giúp theo dõi băng thông, độ trễ mạng và độ trễ ứng dụng. Từ đó cải thiện hiệu năng của những chương trình nhận dữ liệu thông qua mạng internet.
Có nhiều ý cho rằng việc tắt tính năng này đi sẽ làm tăng tốc độ mạng. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng vô hiệu hóa Window Auto-Tuning không những không cải thiện tốc độ mạng mà còn làm chậm đi.
Cách kiểm tra trạng thái Window Auto-Tuning
- Mở cửa số Command Prompt bằng cách gõ cmd vào thanh tìm kiếm và chạy dưới quyền Admin.
- Tiếp theo, gõ netsh interface tcp show global và nhấn Enter.
- Bạn sẽ thấy dòng Receive Window Auto-Tuning Level. Nếu giá trị là normal tức là tính năng này đang enable.
Cách bật/ tắt Window Auto-Tuning
- Mở cửa sổ Command Prompt và Run as administrator.
- Gõ netsh interface tcp set global autotuning=disabled để disable.
- Gõ netsh interface tcp set global autotuning=normal để enable.
Bạn nên thử cả 2 trạng thái của Window Auto-Tuning xem có cải thiện tốc độ mạng không.
17. Flush DNS
PC lưu trữ danh sách các trang web chúng ta thường truy cập cũng như địa chỉ IP của chúng. Danh sách này được lưu trữ trong DNS Resolver Cache.
Dữ liệu này sau một thời gian sẽ trở lên “lỗi thời”. Điều này có thể ảnh hưởng tới tốc độ mạng do PC cần phải tìm kiếm DNS cho mỗi website mới.
Để xóa DNS Resolver Cache các bạn thực hiện như sau.
Mở cửa sổ Command Prompt bằng cách gõ cmd vào thanh search.
Gõ ipconfig/flushdns và nhấn Enter.
18. Thay đổi kênh Wifi
Kênh là nơi mà ở đó các thiết bị trao đổi dữ liệu không dây.
Công nghệ Wifi hiện tại (Wifi 6) hoạt động trên 2 băng tần 2.4GHz (2.4GHz tới 2.5GHz) và 5GHz (5.2GHz tới 5.8GHz).
Về tốc độ thì băng tần 5GHz hơn hẳn so với 2.4GHz. Tuy nhiên độ bao phủ của băng tần 2.4GHz lại tốt hơn 5GHz. Vì thế, nếu thiết bị của bạn hỗ trợ cả 2 băng tần trên, khi ở quá xa so với bộ định tuyến thì rất có thể nó đang sử dụng băng tần 2.4GHz, dẫn đến tốc độ truy cập internet chậm.
Để thay đổi kênh Wifi, bạn làm theo các bước dưới đây.
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó gõ ncpa.cpl và nhấn Enter.
- Nhấp chuột phải vào biểu tượng Wifi, chọn Properties.
- Ở cửa sổ Properties, click Configure.
- Cửa sổ mới hiện ra, chọn tab Advanced. Click vào Preferred band trong danh sách Property, sau đó chọn Prefer 5GHz Band ở mục Value. Cuối cùng nhấn OK để lưu thay đổi.
19. Sử dụng cáp Ethernet
Nếu có thể, bạn nên sử dụng cáp Ethernet để kết nối internet thay vì dùng Wifi. Lý do là bởi đường truyền thông qua dây cáp sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hơn so với việc truyền tín hiệu không dây.
20. Thay đổi gói mạng
Nếu đã thử tất cả các cách trên mà vẫn không đem lại hiệu quả thì có lẽ bạn nên nghĩ tới phương án nâng cấp gói mạng.