NFC là gì? Ứng dụng của NFC trong đời sống

NFC là gì? Ứng dụng của NFC trong đời sống

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 20/11/21

Chia sẻ bài viết :

NFC là công nghệ truyền dữ liệu không dây. Công nghệ này khá phổ biến và được tích hợp vào nhiều thiết bị điện tử hiện nay.

Tiêu biểu là trên smartphone NFC có biểu tượng “N” ở thanh menu cài đặt nhanh. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm, nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng của NFC trong thiết bị điện tử nói chung và tai nghe nói riêng.

NFC là gì?

NFC là gì

Nhiệm vụ chính của NFC là truyền dữ liệu. Hay được ứng dụng trong việc nhận dạng như mở khóa cửa điện tử hoặc thẻ tín dụng không tiếp xúc (contactless credit card). Ngoài ra NFC còn phục vụ bạn truyền đi các tệp tin như hình ảnh giữa các thiết bị smartphone.

NFC hoạt động ở tần số 13.56 Mhz và có thể truyền dữ liệu với tốc độ 106/212/424 kbps (khoảng 0.053MB). Phạm vi hoạt động của công nghệ này trong khoảng 10cm. Nhưng thực tế NFC chỉ có thể truyền dữ liệu trong phạm vi khoảng 4cm đổ lại.

Trong những thập kỷ trước, chúng ta sử dụng nhiều công nghệ không dây khác nhau để truyền dữ liệu. Hiện tại công nghệ Bluetooth và Wi-Fi đang là đầu tàu trong lĩnh vực truyền data của smartphone. Ngoài ra còn rất nhiều công nghệ không dây khác cũng được tích hợp trong điện thoại thông minh.

Ngày nay, hầu như điện thoại nào cũng hỗ trợ NFC. NFC là viết tắt của Near-Field Communication. Đúng như cái tên, công nghệ này chỉ hoạt động được trong phạm vi rất ngắn.

Nguyên lý hoạt động của NFC

Cấu tạo NFC

Về khía cạnh vật lý, chip NFC trông giống như một cuộn dây nhỏ với một con chip nhỏ và ăng-ten được tích hợp bên trong. Con chip nhỏ dùng để lưu trữ dữ liệu quan trọng và ăng-ten dùng để truyền dữ liệu.

Chip NFC có 2 loại: thụ động (passive) và chủ động (active).

Nguyên lý hoạt động NFC 1

Passive: NFC thụ động không có nguồn hay nói một cách khác là nó không sử dụng PIN. Thay vào đó, loại chip này nhận được năng lượng nhờ vào smartphone đặt gần nó. Passive NFC hoạt động giống như sạc không dây và chỉ với điện áp thấp. Cuộn dây sau khi nhận được đủ năng lượng sẽ kích hoạt con chip. Cuối cùng chip sẽ gửi thông tin phản hồi về điện thoại (hoặc máy đọc thẻ).

Active: Trái ngược với NFC thụ động, NFC chủ động luôn có sẵn nguồn. Nó đảm nhiệm công việc kích hoạt các con chip thụ động hay chia sẻ dữ liệu lớn giữa các thiết bị có NFC chủ động khác. Bạn cũng có thể chuyển đổi trạng thái từ chủ động về thụ động cho chip NFC.

Xét về chế độ hoạt động, NFC có 3 loại: peer-to-peer, read/write mode, card emulation.

Nguyên lý hoạt động của NFC

Peer-to-peer: được hiểu là ngang hàng, chế độ này được sử dụng giữa hai thiết bị có chip NFC chủ động. Chẳng hạn như nếu bạn muốn truyền các tệp tin giữa các smartphone. Hay khi bạn kết nối giữa thiết bị phát và tai nghe có tích hợp công nghệ NFC.

Read/write mode: trong chế độ này, thiết bị chủ động sẽ đọc thông tin từ một con chip NFC thụ động. Chip NFC mang theo thông tin đặc biệt để kích hoạt các lệnh được định trước trong smartphone.

Card emulation: Chế độ này dành riêng cho những thẻ tín dụng hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc. Hiện nay rất nhiều thẻ ghi nợ có tích hợp sẵn các con chip NFC.

NFC trong tai nghe

NFC được sử dụng trong tai nghe nhằm tăng tốc độ kết nối giữa nó và thiết bị phát. Mặc dù Bluetooh mang đến kết nối đáng tin cậy, phạm vi hoạt động tốt hơn nhưng quá trình kết nối lại không phải là thế mạnh của công nghệ này.

Chính vì lý do này mà NFC được các nhà sản xuất tích hợp vào trong tai nghe. Công nghệ này sẽ đảm bảo một quá trình kết nối nhanh chóng giữa 2 thiết bị Bluetooth chỉ với một lần chạm.

Khi thiết lập kết nối qua Bluetooth, người dùng cần phải làm thêm một vài bước xác thực trước khi cho phép 2 thiết bị giao tiếp với nhau. Điều này đôi khi khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất thời gian.

Làm thế nào để kết nối tai nghe với điện thoại thông qua NFC?

Kết nối tai nghe thông qua NFC

Để kết nối thành công với thiết bị khác, bạn cần phải kích hoạt cả Bluetooth và NFC. Tai nghe đương nhiên phải bật rồi. Khi đưa điện thoại qua logo NFC trên tai nghe, bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo với nội dung là tên tai nghe. Click vào OK và thế là đã kết nối thành công.

Điện thoại sau đó nhận được tất cả dữ liệu kết nối quan trọng thông qua NFC. Trong khi đó Bluetooth đảm nhiệm việc duy trì kết nối và truyền tải tín hiệu âm thanh giữa tai nghe và smartphone.

Những thương hiệu nào đang tích hợp NFC trong tai nghe?

Sony chính được biệt là thương hiệu đi đầu trong việc sử dụng công nghệ NFC trong các sản phẩm tai nghe của họ. Điển hình là tai nghe WH-1000XM4 cũng như hầu hết các thiết bị Bluetooth nhe loa.

Ngoài ra, một số thương hiệu khác như Jabra, Phiaton, MEE Audio và Boose cũng tích hợp công nghệ NFC trong một số mẫu tai nghe mà họ sản xuất.

Những ứng dụng khác của NFC

Mọi thứ hiện nay đang dần được số hóa. Và thứ duy nhất bạn cần mang theo khi đi ra ngoài đó là điện thoại thông minh. Dưới đây là một số ứng dụng thực tế của NFC phục vụ rất tốt trong cuộc sống chúng ta.

Thẻ tín dụng
NFC trong thẻ tín dụng

Công nghệ NFC rất hay được sử dụng trong lĩnh vựa thanh toán. Và khi đi mua sắm ở các cửa hàng hay siêu thị thì chúng ta có thể thanh toán qua các thiết bị hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc. Những thiết bị này tương thích với NFC vì thế bạn chỉ cần dùng điện thoại để thanh toán.

Đây không phải là một phương thức thanh toán tốt nhất nhưng lại rất an toàn. Những dịch vụ thanh toán khác như Apple Pay và Android Pay sử dụng phương pháp mã hóa để bảo vệ dữ liệu. Vì thế người tiêu dùng có thể yên tâm ngay cả khi điện thoại bị mất.

Thẻ NFC
Thẻ NFC trong nhà thông minh

Có rất nhiều cách để sử dụng thẻ NFC. Nếu so với những con chip thông RFID thường thì thẻ NFC có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn. Vì thế bạn có thể sử dụng các thẻ NFC để kích hoạt nhiều lệnh cho điện thoại.

Trong những ngôi nhà thông minh, thẻ NFC có thể được đặt xung quanh nhà. Điều này sẽ rát hữu ích nếu smart home có nhiều thiết bị gia dụng thông minh.

Thẻ NFC còn có thể thay thế QR codes trong trường hợp một số điện thoại đời cũ của Android và Apple chưa có ứng dụng quét mã vạch. Rất đơn giản bạn chỉ cần bật NFC lên và đưa nó qua con chip để lấy thông tin từ quảng cáo, menu nhà hàng,…

Ngoài ra, một số công ty sử dụng thẻ NFC nhằm mục đích bảo vệ thương hiệu của họ. Một con chip được gắn vào trong sản phẩm như giày để người dùng có thể quét và xác thực.

Sự khác biệt giữa NFC và RFID

Công nghệ RFID

Trong khi NFC có tầm hoạt động rất ngắn thì RFID lại làm việc ở phổ tần số khá rộng.

NFC được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống thường ngày. Công nghệ này tốt hơn hơn RFID bởi:

Trái lại, công nghệ RFID thường được sử dụng trong việc xác thực ID. Công nghệ này hay được sử dụng cho:

RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification. Cái tên đã nói lên ứng dụng chính của công nghệ này là để nhận biết. Tốc độ truyền dữ liệu không cố định, lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, địa hình,…

NFC hoạt động ở một phổ tần số nhất định (phổ tần HF – High Frequency), trong khi đó RFID lại hoạt động ở dải sóng radio từ 120kHz tới 10GHz.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN