Hiện tại trên thị trường có ba loại RAM chính, đó là DDR3, DDR4 và DDR5. Mặc dù đã ra mắt cách đây đã lâu (tháng 6 năm 2007), tuy nhiên DDR3 vẫn lại là loại RAM được sử dụng nhiều nhất.
Vậy DDR3 là RAM gì, ưu nhược điểm của loại RAM này như thế nào và tại sao nó lại được sử dụng phổ biến như vậy, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
DDR3 SDRAM là gì?
RAM DDR3 còn được gọi là RAM PC3. Đây là bản nâng cấp từ RAM DDR2. DDR là từ viết tắt của Double Data Rate được, tức là tốc độ dữ liệu gấp đôi. RAM DDR3 được phát hành vào tháng 6 năm 2007 và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các thế hệ RAM cũ trước đó.
Loại RAM này được thiết kế dựa trên SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ) ban đầu, trong đó nó đồng bộ hóa dữ liệu bằng cách sử dụng tín hiệu xung nhịp.
RAM DDR3 hỗ trợ dung lượng lên đến 16GB, có 240 chân với khoảng cách giữa chúng là 1mm theo kết cấu vật lý. Điện áp đầu vào là 1,5V. Xung nhịp dao động từ 800 MHz đến 2133 MHz.
Đặc điểm của DDR3 SDRAM
Dung lượng bộ nhớ
Dung lượng bộ nhớ RAM được đo bằng đơn vị MB (Megabyte) hoặc GB (Gigabyte, 1GB = 1024MB). Ví dụ như RAM DDR 1 có dung lượng rất thấp xấp xỉ 32MB, 64MB… RAM DDR2 thì dung lượng cao hơn rất nhiều, khoảng từ 256MB đến 2 GB. Còn dung lượng RAM DDR3 sẽ bao gồm các loại dung lượng 2GB, 4GB, 8GB, hoặc 16GB…
Khi mua RAM, dung lượng bộ nhớ là yếu tố rát quan trọng. Dung lượng càng lớn thì khả năng đa nhiệm càng tốt. Vì vậy khi chọn mua RAM DDR3, bạn nên xác định mục đích sử dụng của RAM DDR3 là gì?
Tốc độ truyền tải
Tốc độ truyền của RAM hoặc Bus có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh hệ thống. Tốc độ truyền tối đa được đo bằng MHz/s. Tốc độ truyền tải của RAM DDR1 và DDR2 thấp hơn đáng kể so với chuẩn tốc độ RAM DDR3.
Tốc độ truyền tải đặc biệt quan trọng đối với những bạn thường xuyên phải chạy nhiều phần mềm và hệ điều hành cùng một lúc. Khi tốc độ Bus càng nhanh, các tác vụ càng được xử lý nhanh chóng. Hơn nữa, khi mua RAM thì thông số Bus cũng quan trọng không kém dung lượng.
Điện áp sử dụng
Có thể thấy, các thế hệ RAM càng về sau càng tiết kiệm điện năng hơn. Tuy nhiên, một số Mô-đun bộ nhớ có thể có yêu cầu cao hơn đặc biệt nếu bộ nhớ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức.
Khi mức tiêu thụ điện năng thấp, bạn không phải lo lắng về hóa đơn tiền điện hàng tháng của mình và CPU không bị quá nóng khi sử dụng trong thời gian dài. DDR có điện áp 2,5V, DDR2 có điện áp 1,8V và DDR3 có điện áp 1,5V.
Độ trễ
Độ trễ RAM được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi nhận lệnh lấy dữ liệu đến khi dữ liệu được trả về. Do đó, độ trễ càng thấp thì RAM càng hoạt động tốt. Ví dụ, DDR có độ trễ là 3, DDR2 có độ trễ là 5 và DDR3 có độ trễ là 7.
Số chân nối
Trong trường hợp này, hãy kiểm tra số lượng cổng kết nối trên mỗi dòng RAM. RAM DDR có 184 chân. RAM DDR2 và DDR3 có 240 chân.
Khe cắm
Bạn có thể dễ dàng phân biệt được các loại RAM bằng mắt thường khi quan sát khe cắm. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy khe lõm trên RAM bị lệch sang bên phải nếu là RAM DDR hoặc DDR2. Còn thanh ram DDR3 thì ngược lại, nó sẽ bị lệch sang trái.
Ưu nhược điểm của DDR3 SDRAM
Ưu điểm
- RAM DDR3 có thể xử lý tám khối dữ liệu trong một chu kỳ xung nhịp, mạnh hơn RAM DDR2. Chuẩn tốc độ RAM DDR3 truyền dữ liệu nhanh và nằm trong khoảng 800 đến 2133 MT/s.
- RAM DDR3 tiết kiệm điện hơn và có khả năng giảm tải cho CPU lớn hơn nhờ sử dụng điện áp thấp 1,5V.
- RAM DDR3 có dung lượng 8GB/16GB, cao hơn so với dung lượng của các dòng RAM trước đây.
- DDR3 ít tốn kém hơn so với các dòng RAM mới.
- DDR3 hoàn toàn tương thích và được coi là sự lựa chọn tốt nhất cho các thiết bị sử dụng CPU thế hệ 4-5 và các dòng máy tầm trung hiện nay.
Nhược điểm
- Một số CPU cao cấp không tương thích với dòng RAM này.
- Điện áp, tốc độ truyền, dung lượng đều thấp hơn các loại RAM đời mới.
- Theo thời gian, các sản phẩm cũ sẽ xuống cấp và mua hơn.
- Dễ gặp hiện tượng sụt nguồn hơn so với các dòng RAM mới.
- Không có cơ chế Low-power auto self-refresh.
Các loại RAM DDR3
- DDR3-1333: Hay được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus tương ứng với 10664 MB/s bandwidth
- DDR3-1066: Hay được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus tương ứng với 8528 MB/s bandwidth
- DDR3-2133: Hay được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus tương ứng với 17064 MB/s bandwidth
- DDR3-1600: Hay được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus tương ứng với 12800 MB/s bandwidth
Sự khác biệt giữa DDR3L và DDR3 là gì?
DDR3 | DDR3L | |
Điện áp | 1.5V | 1.35V |
Mức tiêu thụ năng lượng | Cao | Thấp hơn |
Khả năng sinh nhiệt | Cao | Thấp hơn |
Bộ nhớ | Lên đến 8GB | Lên đến 8GB |
Xung nhịp | 800, 1066, 1333, 1600, 1866, 2133 MHz | 800, 1066, 1333, 1600, 1866, 2133 MHZ |
Số lượng ghim | 240; SO-DIMM-204 | SO-DIMM-204 |
Chiều dài | 133,35mm; SO-DIMM – 67,6mm | SO-DIMM – 67,5mm |
Giá bán | Thấp | Cao |
Sử dụng | Máy tính cá nhân, Laptop, Server | Laptop, thiết bị di động |
RAM DDR3L còn được gọi là RAM DDR3-Low Voltage vì nó hoạt động ở 1.35V chứ không phải 1.5V như RAM DDR3 tiêu chuẩn. RAM DDR3L đã phổ biến rộng rãi trên thị trường từ năm 2007 và thường được biết đến thông qua các dòng máy tính xách tay tiết kiệm điện.
Ngoài việc hỗ trợ kéo dài tuổi thọ pin, RAM DDR3L còn làm giảm nhiệt tỏa ra nên nó rất lý tưởng cho các thiết bị di động nhỏ gọn. RAM DDR3L là một loại RAM thuộc dòng RAM DDR3. Nó vẫn giữ nguyên tất cả các thông số kỹ thuật như chuẩn tốc độ RAM DDR3 ngoại trừ điện áp.
RAM DDR3L thực chất là phiên bản cải tiến của RAM DDR3. Và như đã nói trước đây, điểm khác biệt chính là RAM DDR3L hoạt động ở điện áp thấp hơn. RAM DDR3L cũng được hỗ trợ trên nhiều thế hệ CPU, ngược lại RAM DDR3 chỉ được hỗ trợ trên một vài dòng CPU.