Chất lượng âm thanh đến từ tai nghe nhét tai (in-ear monitor) phụ thuộc rất nhiều vào nút tai nghe (eartips). Để truyền tải âm thanh từ driver đến màng nhĩ một cách tốt nhất, bạn cần có một cặp nút đệm tai nghe chất lượng.
Nhiều bạn thường cho rằng tai nghe loại in-ear hay earbuds thường đeo không thoải mái và âm thanh kém chất lượng hơn loại tai nghe full-sized (over-ear). Tuy nhiên hầu hết những vấn đề trên lại đến từ việc bạn chọn tai nghe không phù hợp với nhu cầu bản thân cũng như nút tai nghe không vừa lỗ tai.
Tại sao lại cần nút đệm tai
Lỗ tai mỗi người là khác nhau. Theo các nhà khoa học, lỗ tai chúng ta khuyếch đại các vùng tần số và thường được liên kết với giọng nói con người.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều khuếch đại tần số giống nhau. Đó là lý do mỗi người có một cảm nhận về chất lượng âm thanh tai nghe khác nhau.
Nút tai không chỉ mang đến sự thoải mái và ổn định khi đeo mà còn tránh việc âm thanh bên ngoài lọt vào tai, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người nghe.
Những dấu hiệu cho thấy bạn chọn không đúng nút tai nghe
Bạn vừa chi ra một khoản kha khá để mua tai nghe nhét tai (in-ear monitors), nhưng có vẻ như nó không giống những gì bạn xem quảng cáo hay review về nó. Trong khi tỉ lệ tai nghe bị lỗi do nhà sản xuất là rất thấp. Lý do khá phổ biến khiến bạn cảm thấy hoang mang lại đến từ những chiếc nút đệm tai nghe.
Những dấu hiệu chính:
- Tai nghe bỗng dưng bị tuột ra khỏi lỗ tai mặc dù bạn không di chuyển hay hoạt động gì.
- Âm thanh rất mỏng, nghe không rõ ràng, thiếu âm trầm (bass).
- Cách âm kém.
Trên là những dấu hiệu bạn chọn nút tai nghe không phù hợp. Mỗi người một hình dạng lỗ tai, vì thế chọn đúng nút đệm tai nghe là vô cùng quan trọng. Một chút sai lệch thôi cũng đủ làm giảm chất lượng âm thanh cũng như khả năng cách âm của tai nghe.
Các loại nút tai nghe
Silicone
Nút đệm tai nghe silicone là loại eartips phổ biến và thường đi kèm với các tai nghe nhét tai giá rẻ. Điểm mạnh của loại nút tai này là làm bằng silicone rất bền, có thể sử dụng trong nhiều năm mà không bị hỏng. Việc vệ sinh loại eartips này cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa bằng nước và xà phòng.
Mặc dù nút đệm tai nghe silicone rất thoải mái khi đeo nhưng đôi khi lại không mang đến sự vừa vặn mong muốn. Đặc biệt dưới môi trường nắng nóng, mồ hôi chảy ra làm tai nghe rất trơn và tuột khỏi tai.
Khả năng cách âm được đánh giá quá cao bởi silicone eartips không thể nhét sâu vào trong lỗ tai. Nhưng về tổng thể, loại nút tai nghe này là cầu nối chuyển âm thanh từ driver đến màng nhĩ một cách rõ ràng nhất cho người nghe.
Nhiều tầng (Multi-flanged)
Nút tai nghe nhiều tầng (multi-flanged eartips) mang đến khả năng cách âm hoàn hảo. Đôi khi bạn được tặng kèm khi mua tai nghe nhưng thường là phải mua riêng.
Nút đệm tai nghe multi-flanged gồm 2 hoặc 3 tầng, cả hai đều giúp cách âm rất tốt. Loại nút tai này còn có khả năng chống nước tràn vào lỗ tai, vì thế nó thường được dùng cho các loại tai nghe khi bơi.
Vấn đề lớn nhất mà người dùng gặp phải đó là phải nhét tai nghe thật sâu vào trong lỗ tai, đặc biệt là loại eartips 3 tầng. Đối với người mới dùng lần đầu, việc phải ấn sâu như thế dẫn đến sự khó chịu nhất định.
Kể cả đối với những bạn đã hay chưa quen dùng loại nút tai này, tốt nhất đừng tháo tai nghe quá nhanh ra khỏi tai bởi nó có thể làm tổn thường đến màng nhĩ.
Bọt biển (Foam)
Nút đệm tai nghe bọt biển (foam eartips) có hai loại đó là thông thường và ghi nhớ. Loại nút tai nghe bọt biển ghi nhớ phổ biến và thoải mái khi đeo hơn bởi chúng có thể tự điều chỉnh hình dạng để vừa vặn với lỗ tai người nghe.
Việc ấn tai nghe vào lỗ tai cũng tốn khá nhiều thời gian nhưng đổi lại bạn có sự thoải mái, độ ổn định và khả năng cách âm tuyệt vời.
Nút tai bọt biển cũng làm thay đổi đáng kể âm thanh của tai nghe. Có thể là giảm hoặc tăng chất lượng âm thanh nhưng nhìn chung âm trầm được tăng rõ rệt đồng thời độ ấm của âm thanh cũng làm cho âm bổng trở lên mượt mà. Foam eartips là sự lựa chọn hoàn hảo cho tai nghe in-ear.
Nút đệm tai bọt biển không quá bền, có thể sử dụng ít nhất trong vài tháng và phụ thuộc vào tần suất sử dụng cũng như cách chúng được làm ra như thế nào. Một số loại nút tai này được phủ một lớp màng đặc biệt để ngăn ráy tai tích tụ trên bề mặt eartips.
Nếu bạn cố tình thay đổi hình dạng của nút tai bọt biển nhiều lần thì nó sẽ bị mất hình dạng. Vì thế hãy cân nhắc việc thay chúng thường xuyên khi sử dụng foam eartips.
Tổng hợp (Hybrid)
Nút tai nghe tổng hợp (hybrid eartips) không được sử dụng phổ biến cho lắm và thường không đi kèm khi mua tai nghe.
Có rất nhiều loại nút đệm tai nghe hỗn hợp. Thường thường, phần đầu cắm vào tai nghe và phần cao su bên ngoài nút tai được làm bằng 2 chất liệu khác nhau.
Custom
Việc custom (cá nhân hóa) nút tai nghe là con đường mang đến sự thoải mái khi đeo tốt nhất bởi lỗ tai mỗi người có hình dạng khác nhau. Việc custom nút đệm tai nghe phải cần đến một chuyên gia trợ thính hoặc bạn có thể đặt một chiếc custom eartips tại cửa hàng y tế.
Một số nhà sản xuất các sản phẩm về âm thanh cũng hỗ trợ người nghe việc custom eartips. Họ sẽ gửi đến cho bạn một loại bột (bột đánh bóng) để tạo khuân nút tai. Bạn cũng cần lưu ý rằng bản thân cũng phải gửi tai nghe đến cho họ nữa mới có thể làm nút đệm tai custom được.
Tai nghe bao phủ bởi miếng bọt biển
Do được bao ngoài bởi những miếng foam bọt biển, tai nghe không những thoải mái khi đeo mà còn tăng độ ổn định. Thường được sử dụng với các loại tai nghe nhựa và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.
Thông thường, miếng bọt biển sẽ bao phủ toàn bộ phần củ tai nghe. Ngoài việc mang lại cảm giác vừa vặn thoải mái, chúng cũng có thể thay đổi chất lượng âm thanh, chủ yếu làm giảm cường độ âm bổng.
Những miếng foam này rất dễ rách và bị hỏng. Đó là lý do bạn phải luôn sử dụng tai nghe một cách cẩn thận, đặc biệt là bước lắp miếng bọt biển vào củ tai.
Làm thế nào để sử dụng nút đệm tai nghe đúng cách?
Sử dụng tai nghe nhét tai không hề dễ như mọi người tưởng tượng. Nếu bạn muốn tận hưởng trải nghiệm tốt nhất với chiếc tai nghe của mình thì hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây.
Tai nghe có phần cắm nút tai góc cạnh
Rất nhiêu tai nghe nhét tai có phần đầu hơi gồ ghề, góc cạnh và đều có lý do của nó. Ống tai của chúng ta không phải là một đường thẳng mà hơi bị cong lên. Vì thế phần đầu cắm nút tai nghe có góc cạnh giúp âm thanh truyền trực tiếp đến màng nhĩ.
Tai nghe nhét tai có dây ấn vào tai khá dễ dàng, trái ngược với tai nghe nhét tai không dây đích thực (true wireless earbuds). Hầu hết khi nhét loại tai nghe này vào lỗ tai, người dùng phải đặt nó bằng phẳng trong tai và sau đó hơi nghiêng tai nghe lên trên. Âm thanh vì thế cũng có sự khác biệt khá lớn ở độ rõ ràng và âm bổng.
Hãy nhét nút tai nghe bọt biển đúng cách
Nút tai nghe bọt biển thường được làm bằng bọt biển ghi nhớ. Vì vậy bạn có thể điều chỉnh được hình dạng của eartips theo ý mình.
Dưới đây là 3 bước khi bạn ấn nút tai nghe bọt biển vào lỗ tai:
- Dùng ngón tay bóp hoặc cuộn chúng lại.
- Ấn chúng vào một vị trí bạn cảm thấy thoải mái nhất trong lỗ tai.
- Cuối cùng là chờ một chút để nút đệm tai nghe nở ra hoàn toàn.
Để kiểm tra việc nhét nút tai nghe đã xong chưa, hãy đưa lòng bàn tay và úp vào tai. Nếu bạn cảm thấy cách âm tốt hơn khi chưa đặt lòng bàn tay lên tai thì hãy nhét lại nút tai.
Hãy đeo tai nghe đúng cách
Phần lớn những tai nghe nhét tai có dây IEMs (in-ear monitors) thì dây cáp hình chữ Y. Nhưng một số tai nghe lại yêu cầu người dùng đeo với dây cáp đằng sau tai. Đó là do thiết kế của vỏ tai nghe. Nếu vị trí tai nghe bị sai sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc của bạn.
Chọn kích cỡ nút tai nghe
Một trong những điều quan trọng nhất là chọn đúng kích cỡ nút đệm tai nghe. Thường thường khi mua một chiếc tai nghe mới, bạn sẽ được tặng thêm vài cặp nút tai nghe có kích thước khác nhau. Hãy thử tất cả chúng để tìm ra eartips phù hợp với lỗ tai mình nhất.
Kích cỡ nút tai rất đa dạng tùy thuộc vào nhà sản xuất. Một số loại tai nghe earbuds yêu cầu người dùng phải nhét sâu tai nghe vào trong tai. Vì thế hãy chọn nút tai nghe cỡ nhỏ để có thể ấn được sâu hơn. Còn không thì tốt nhất là chọn nút tai nghe cỡ lớn để đảm bảo khả năng cách âm cũng như chất lượng âm thanh tốt nhất.