Sự khác biệt giữa tai nghe Bluetooth và tai nghe không dây

Sự khác biệt giữa tai nghe Bluetooth và tai nghe không dây

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 09/03/22

Chia sẻ bài viết :

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, tai nghe không dây (wireless) ngày càng trở nên phổ biến. Khi tìm hiểu về một vài sản phẩm chắc chắn bạn nhận ra một điều rằng không phải tính năng tai nghe không dây nào cũng giống nhau.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu càng sâu thì bạn lại càng bị nhầm lẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra sự khác biệt giữa tai nghe không dây và tai nghe Bluetooth.

Tai nghe Bluetooth và tai nghe không dây có giống nhau hay không?

Câu trả lời là không. Về cơ bản, tất cả các tai nghe Bluetooth đều là tai nghe không dây. Tuy nhiên không phải tất cả tai nghe không dây đều sử dụng công nghệ Bluetooth.

Mặc dù cả hai loại tai nghe này đều có cơ chế hoạt động giống nhau (không dây) nhưng các nguyên tắc cơ bản giữa chúng lại khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất nằm ở cách mà tai nghe kết nối tới máy phát nhạc. Trong khi tai nghe Bluetooth sử dụng sóng radio tầm ngắn để truyền tín hiệu âm thanh thì tai nghe không dây có thể sử dụng: sóng radio, tia hồng ngoại, bộ nhớ trong hoặc KleerNet.

Trước khi tìm hiểu sâu về sự khác biệt giữa hai loại tai nghe này, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về từng loại tai nghe một.

Tai nghe không dây là gì?

Nguyên lý hoạt động của tai nghe rất đơn giản. Nó khuếch đại tín hiệu truyền đến từ máy phát nhạc (điện thoại, laptop,…) thông qua sợi dây cáp và biến đổi tín hiệu đó thành âm thanh mà tai chúng ta có thể nghe được.

Tai nghe không dây không sử dụng dây cáp. Vì thế âm thanh được truyền thông qua các tín hiệu vô tuyến công suất thấp. Quá trình này yêu cầu hai thiết bị: thiết bị thứ nhất đóng vai trò là máy phát (điện thoại, máy nghe nhạc,…) và thiết bị còn lại đóng vai trò là máy thu (tai nghe, loa,…).

Khái niệm trên có thể dùng cho cả tai nghe không dây và tai nghe Bluetooth. Tuy nhiên tai nghe không dây sử dụng một vài công nghệ khác để truyền âm thanh.

Tần số vô tuyến (Radio-Frequency)

Tai nghe RF truyền âm thanh thông qua một tần số vô tuyến cụ thể nào đó. Vì vậy, để tai nghe RF hoạt động được thì nó yêu cầu một đầu phát hoặc dongle. Điều này khiến tai nghe RF có phần bất tiện hơn tai nghe Bluetooth bởi nó chiếm mất một cổng USB.

Tai nghe RF

Tuy nhiên, không giống như hầu hết các thiết bị Bluetooth, tai nghe RF có thể truyền tín hiệu qua tường và các vật thể cứng. Vì thế tín hiệu gần như không bị hao hụt.

Ngoài ra, tai nghe RF có thể hoạt động với độ nén âm thanh tối thiểu, tức là:

Không những vậy, tai nghe RF thường có các thiết lập cho âm thanh như âm thanh vòm (surround sound) và tăng cường âm trầm (bass) giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Một vài tai nghe và máy phát RF cũng cho phép chia sẻ âm thanh.

Mặc dù tần số vô tuyến là một loại bức xạ điện từ, các sóng radio này lại hoạt động trong phổ năng lượng thấp. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng tai nghe RF mà không sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hồng ngoại (Infrared)

Đúng như tên gọi, tai nghe hồng ngoại sử dụng công nghệ hồng ngoại để truyền tín hiệu âm thanh.

Tai nghe IR (hồng ngoại) thường đi kèm với một trạm kết nối (docking station). Trạm kết nối này có nhiệm vụ kết nối tới nguồn âm thanh. Tuy nhiên không giống như tai nghe RF, máy phát hồng ngoại sử dụng điốt phát sáng (LED) thay vì sóng vô tuyến để truyền tín hiệu âm thanh tới tai nghe.

Tai nghe hồng ngoại

Do tai nghe IR sử dụng sóng ánh sáng nên nó yêu cầu một kết nối đường thẳng (Line Of Sight) giữa tai nghe và máy phát. Vì thế, tín hiệu hồng ngoại gần như không bị nhiễu và chất lượng âm thanh cũng tốt hơn những thiết bị không dây khác.

Mặc dù trên thị trường vẫn có sự xuất hiện của loại tai nghe này, tuy nhiên chúng lại không được phổ biến. Khi sử dụng tai nghe không dây, một trong những lợi ích lớn nhất của nó mang lại là có thể nghe nhạc, giải trí ở một khoảng cách xa máy phát. Điều này tai nghe IR lại không thể làm được.

Bluetooth

Hầu hết tai nghe không dây ngày nay thường được trang bị chip Bluetooth. Tai nghe Bluetooth truyền tín hiệu âm thanh ở tần số 2.4GHz.

Tai nghe bluetooth Plantronics BackBeat FIT 6100

Phiên bản Bluetooth 5.0 có phạm vi hoạt động lên đến 30m. Nghe có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên bất kỳ bức tường, vật thể rắn hay các thiết bị sử dụng chung tần số 2.4GHz (Wifi, lò vi sóng) đều có thể ảnh hưởng tới kết nối Bluetooth của bạn.

Các thiết bị Bluetooth đều có địa duy nhất. Vì thế mỗi thiết bị được coi là một thực thể riêng biệt. Hay nói một cách khác, khi có nhiều thiết bị Bluetooth đặt cạnh nhau, máy phát nhạc có thể xác định được đâu là tai nghe nó cần kết nối tới. Việc này còn giúp tìm kiếm tai nghe bị mất thông qua phần mềm.

Kleer

Tai nghe Kleer sử dụng một công nghệ kết nối không dây độc quyền có thể hoạt động được ở các tần số 2.4GHz, 5.2GHz và 5.8GHz. Nhưng không giống như Bluetooth, tai nghe Kleer chỉ hoạt động với máy phát hoặc dongle đi kèm. Vì thế có rất ít máy phát nhạc hỗ trợ công nghệ này.

Tai nghe Kleer

Tai nghe Kleer có thể cung cấp âm thanh 16-bit/44.1kHz chất lượng tương đương với đĩa CD hoặc lossless. Hay nói một cách khác, âm thanh sẽ không bị mất đi bất kỳ một chi tiết nào trong quá trình nén, cho phép bạn nghe những bản nhạc vô cùng chất lượng.

Tai nghe Kleer cũng có thời lượng sử dụng tốt, độ trễ thấp hơn Bluetooth và các công nghệ không dây khác.

Bộ nhớ trong

Những chiếc tai nghe có bộ nhớ trong hoạt động độc lập và không yêu cầu máy phát. Tức là nó đóng hai vai trò vừa là nguồn âm thanh vừa là máy thu.

Tai nghe bộ nhớ trong

Loại tai nghe này thường có một thẻ nhớ micro-SD hay khe nhớ Trans-Flash cho phép bạn nghe nhạc mà không cần phải kết nối tới bất kỳ máy phát nhạc nào. Cũng có nghĩa là không có độ trễ và chất lượng âm thanh được giữ nguyên.

Công nghệ này thường được ứng dụng cho những chiếc tai nghe dành cho bơi lội hoặc những hoạt động liên quan đến nước. Nước cản trở kết nối không dây, vì thế các công nghệ như Bluetooth, RF hay hồng ngoại ít được ứng dụng cho những chiếc tai nghe dành cho vận động viên bơi.

Tai nghe Bluetooth là gì?

Ban đầu công nghệ Bluetooth được phát triển vào năm 1998 để sản xuất tai nghe không dây và thiết bị Bluetooth đầu tiên được giới thiệu vào năm 1999.

Cơ chế hoạt động của tai nghe Bluetooth được chia làm hai phần:

Nhiệm vụ của máy phát là truyền tín hiệu âm thanh thông qua không khí. Tuy nhiên quá trình này diễn ra khá phức tạp.

Về mặt kỹ thuật, Bluetooth là một loại kết nối không dây tần số vô tuyến (RF) hoạt động ở một dải tần cụ thể từ 2.400 tới 2.485GHz. Sự khác biệt giữa Bluetooth và RF đó là băng thông và năng lượng cần để đảm bảo kết nối.

Trái với các tai nghe RF, IR hay Kleer đều có một máy phát thì tai nghe Bluetooth chỉ cần một con chip nhỏ, tốn rất ít năng lượng để hoạt động và cho phép nó có thể tích hợp vào các thiết bị kích cỡ nhỏ.

Kích cỡ tệp tin càng lớn thì lại càng yêu cầu băng thông cao. Nếu kích cỡ tệp tin mà lớn hơn băng thông, máy phát sẽ mã hóa để “thu nhỏ” tín hiệu đi.

Quá trình mã hóa được đảm nhiệm bởi một codec. Có rất nhiều bộ codec âm thanh Bluetooth và chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh.

Bên cạnh Bluetooth codec thì phiên bản Bluetooth cũng ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh mà tai nghe cung cấp. Phiên bản mới nhất thời điểm viết bài là 5.2 với tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi phiên bản Bluetooth 4.0.

So sánh tai nghe Bluetooth với tai nghe không dây

Dưới đây là 4 sự khác biệt lớn nhất giữa tai nghe không dây và tai nghe Bluetooth.

Chất lượng âm thanh

Mặc dù tai nghe RF tốt hơn tai nghe Bluetooth, tuy nhiên tai nghe không dây Kleer mới mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất. Với sự cải tiến không ngừng trong công nghệ truyền tín hiệu thông qua RF và Bluetooth cũng không thể đem lại chất lượng âm thanh có thể so sánh với tai nghe không dây giống như Kleer.

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng không phải chỉ công nghệ truyền tín hiệu không dây quyết định chất lượng âm thanh. Nó vẫn còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là loa, drivers, firmware và kể cả thiết kế.

Độ ổn định kết nối

Mặc dù công nghệ không dây đã ra đời khá lâu tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một công nghệ nào có độ ổn định kết nối tuyệt đối.

Đối với những tín hiệu RF thì chúng thường không thể bị tường hoặc các vật thể cứng cản lại trên đường đi. Vì thế kết nối của bạn sẽ khá ổn định. Tuy nhiên chúng lại dễ bị nhiễu với các thiết bị khác tạo ra cùng tín hiệu điện từ.

Mặt khác tai nghe hồng ngoại cũng có kết nối rất ổn định bởi nó không bị nhiễu bởi các sóng vô tuyến khác. Tuy nhiên người dùng phải đánh đổi lại phạm vi sử dụng cũng như yêu cầu kết nối đường thẳng.

Còn đối với Bluetooth không yêu cầu máy phát bên ngoài, vì thế độ ổn định kết nối phụ thuộc vào tai nghe và máy phát nhạc.

Ngoài ra công nghệ Bluetooth có tính tương thích ngược. Tức là nếu tai nghe của bạn hỗ trợ Bluetooth 5.2 nhưng máy phát nhạc chỉ hỗ trợ Bluetooth 4.0 thì bạn chỉ nhận được những tính năng của Bluetooth 4.0.

Cường độ tín hiệu Bluetooth cũng bị giảm đi khi truyền trong không khí và dễ bị nhiễu bởi các thiết bị trong nhà của bạn như WIFI, lò vi sóng,…

Phạm vi hoạt động

Nếu trong một môi trường lý tưởng, Bluetooth có thể phủ sóng trong phạm vi hàng kilomet. Tuy nhiên điều này không thể xảy ra trong thực tế, và tai nghe cũng không phải ngoại lệ.

Các thiết bị được trang bị Bluetooth 5.0 có phạm vi kết nối lên đến 200m. Đây là một con số thừa thãi đối với chúng ta khi mà chỉ sử dụng tai nghe để thưởng thức âm nhạc và giải trí trong nhà.

Phạm vi kết nối của tai nghe không dây ngắn hơn tai nghe Bluetooth, ngoại trừ tai nghe có bộ nhớ trong.

Khả năng tương thích

Tai nghe không dây không sử dụng Bluetooth thường đi kèm với một máy phát được thiết kế riêng dành cho nó. Hay nói một cách khác, bạn không thể thay đổi hoặc dùng một máy phát khác. Đây là một điều rất bất tiện khi bạn làm mất nó.

Hầu hết những chiếc máy phát này thường có một cổng USB. Điều này có nghĩa nó không thể sử dụng trực tiếp với các thiết bị di động.

Mặt khác, hầu hết các thiết bị hiện đại ngày nay có trang bị Bluetooth có thể kết nối trực tiếp với tai nghe Bluetooth. Một vài tai nghe Bluetooth còn cho phép ghép nối với nhiều thiết bị và tự động chuyển đổi máy phát nhạc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN