Ngày nay, bàn phím không dây đang dần trở nên phổ biến với người dùng máy tính. Nhưng liệu nó có là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Hay chỉ vì nó trông có vẻ ngầu và hiện đại mà bạn dùng bàn phím không dây. Mặc dù khoảng cách giữa bàn phím có dây và không dây đang dần thu hẹp, nhưng mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng.
Bàn phím có dây với không dây loại nào tốt hơn?
Trong khi bàn phím cơ có dây rất được các game thủ tin dùng bởi sự ổn định và thời gian phản hồi nhanh chóng, không bị giật lag. Thì bàn phím không dây lại thường hướng đến những đối tượng như dân văn phòng, hay đi công tác và yêu thích sự gọn gàng.
Bàn phím Bluetooth với RF (Radio Frequency)
Trước khi đi sâu vào cuộc tranh luận giữa bàn phím không dây và có dây thì chúng ta phải hiểu được 2 khái niệm này.
Bluetooth là công nghệ truyền dữ liệu không dây và đang dần trở nên phổ biến ở những năm gần đây.
Tuy nhiên, ngoại trừ tai nghe và một số thiết bị di động khác thì Bluetooth vẫn chưa thực sự thành công trên các thiết bị ngoại vi của PC.
Tần số radio (RF) mới chính là công nghệ được dùng ở hầu hết các thiết bị ngoại vi PC được quảng cáo là kết nối không dây.
Chúng sử dụng các sóng radio để giao tiếp với máy tính thông qua một đầu thu (dongle USB) được lắp vào cổng USB.
Chắc hẳn nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này hoặc không để ý rằng bàn phím không dây có hai phương thức để giao tiếp với máy tính.
Hầu hết bàn phím không dây hiện nay giao tiếp ở dải tần 2.4GHz. Chính điều này đã giúp chúng có thể truyền tín hiệu tới PC trong phạm vi lên đến 10m.
Các thiết bị Bluetooth sử dụng đầu thu để kết nối thường có phạm vi hoạt động chỉ khoảng 3m. Và phần lớn đây là những chiếc bàn phím không dây sử dụng công nghệ RF.
Gọn gàng
Điểm mấu chốt của các thiết bị ngoại vi không dây đó chính là bạn không cần phải quan tâm đến dây cáp nữa.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng không gian nhỏ trên bàn so với bàn phím có dây.
Nhưng liệu những sợi dây cáp đó gây cản trở đến bạn?
Dây có thể làm cho bàn làm việc trở lên lộn xộn hơn, nếu bạn không biết đi dây một cách gọn gàng.
Nếu là người thích sự gọn gàng thì bàn phím không dây sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Bạn đang cố gắng tạo ra một môi trường làm việc gọn gàng hay hiệu quả. Bàn phím có dây trong hầu hết trường hợp chắc chắn sẽ đem lại hiệu năng tốt hơn.
Phạm vi hoạt động
Dây cáp của bàn phím thường có độ dài 2m. Đây là độ dài đủ dùng cho những người hay ngồi làm việc đối diện với màn hình máy tính.
Các thiết bị Bluetooth có tầm hoạt động lên đến 10m. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bàn phím RF có phạm vi sử dụng từ 2 đến 10m, tùy thuộc vào hiệu năng hoạt động của công nghệ truyền dữ liệu.
Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là bạn có thường xuyên làm việc cách xa máy tính không. Hoặc có hay phải đi công tác xa phải mang bàn phím đi theo.
Kết nối
Bất kỳ công nghệ không dây nào đều phải đối mặt với vấn đề nhiễu tín hiệu, kết nối không ổn định.
Các thiết bị không dây giao tiếp bằng sóng radio. Những tín hiệu này hoàn toàn có thể bị nhiễu, cản trở bởi địa hình hoặc xáo trộn với các loại tín hiệu khác.
Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của bàn phím không dây khi so sánh với bàn phím có dây. Mặc dù ngày nay các nhà sản xuất đang dần cải thiện khả năng kết nối thiết bị không dây của họ.
Vậy điều gì có thể gây nhiễu cho các thiết bị RF?
Vấn đề thường đến từ các thiết bị RF như chuột, bàn phím, máy in,… đều sử dụng chung một tần số đó là 2.4GHz. Hoặc cũng có thể từ một thiết bị nào đó phát ra những trường điện từ, phá hỏng đường truyền.
Khi đang nghe nhạc, việc lag tín hiệu vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên một chiếc bàn phím không dây mà gặp hiện tượng này thì rất khó bỏ qua, thậm chí còn gây ức chế cho người dùng.
Bàn phím lúc này có thể dừng hoạt động hoặc phản hồi chậm mà bạn không hiểu lý do tại sao. Điều này chắc chắn bạn sẽ không gặp phải khi sử dụng bàn phím có dây.
Thời gian phản hồi
Gõ phím không nhận hoặc phản hồi chậm là hiện tượng gây đau đầu cho những người dùng bàn phím không dây.
Về cơ bản, luôn có độ trễ giữa lúc bạn gõ và thời điểm chữ hiển thị trên màn hình. Độ trễ được tính bằng mili giây, vì thế người bình thường khó có thể nhận ra trong quá trình gõ phím.
Còn nếu có sự cố xảy ra, rất có thể những thông tin hiển thị trên màn hình sẽ không trùng khớp với những gì bạn gõ.
Hoặc cũng có thể bạn phải ngồi chờ tín hiệu đến được với máy tính. Những hiện tượng này có thể xảy ra do nhiễu tín hiệu, pin hỏng hoặc driver máy tính có vấn đề.
Bàn phím có dây thì nói không với những lỗi trên nếu bạn sử dụng một cách bình thường.
Vấn đề thời gian phản hồi cũng rất được giới game thủ quan tâm, bởi họ cần một chiếc bàn phím “nhạy” hơn là gọn gàng.
Nguồn
Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan ngại đối với bàn phím không dây đó là chúng cần có PIN để hoạt động. Không giống như bàn phím có dây sử dụng nguồn từ máy tính.
Mặc dù hiện nay thời lượng sử dụng của bàn phím không dây đang không ngừng tăng (hàng tháng). Nhưng nói gì thì nói rồi cũng có lúc nó hết PIN và ngừng hoạt động.
Bàn phím có dây thì không cần phải quan tâm đến nguồn.
Vì vậy khi đem ra tranh luận, bàn phím không dây luôn thất thế về vấn đề này.
Cổng USB
Không chỉ bàn phím mà mọi thiết bị ngoại vi hoặc di động có dây đều tiêu tốn của bạn ít nhất một cổng USB máy tính.
Hầu hết máy tính để bàn và laptop hiện nay đều được trang bị nhiều cổng USB. Thậm chí bạn còn không sử dụng hết. Vì vậy đây không phải là vấn đề lớn.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất đã cho ra combo bàn phím và chuột có dùng chung một đầu thu (dongle USB). Vì vậy máy tính của bạn chỉ tốn duy nhất một cổng USB.
Về khía cạnh này thì bàn phím không dây có lợi thế hơn bởi chúng chỉ phải dùng một hoặc không cần đến cổng USB nào.
Sửa chữa
Thiết bị nào cũng vậy, khi gặp một vấn đề gì bạn phải kiểm tra hết một lượt từng thành phần của nó. Trừ khi bạn đã gặp một lỗi nào đó nhiều lần và đã biết cách sửa.
Điều này có nghĩa là khi gặp vấn đề với bàn phím không dây, bạn cần phải kiểm tra những thứ sau:
- Đầu thu (USB dongle).
- Phiên bản driver.
- PIN/ nguồn.
- Tín hiệu RF.
- Các thành phần khác.
Còn đối với bàn phím có dây:
- Phiên bản driver.
- Dây cáp.
Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Bàn phím không dây hiện nay được hoàn thiện rất tốt, vì thế bạn có thể an tâm về độ bền cũng như chất lượng.
Giá thành
Về cơ bản, giá của bàn phím không dây có phần đắt hơn một chút so với bàn phím có dây nếu cùng một model.
Lý do đơn giản là bởi những chiếc bàn phím không dây được tích hợp nhiều công nghệ hơn. Ngoài ra còn có cả PIN.
Nếu đang tìm kiếm một mẫu giá rẻ thì bàn phím có dây sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn.
Vậy nên mua bàn phím có dây hay không dây?
Việc mua và lựa chọn bàn phím loại nào chủ yếu tùy thuộc vào sở thích cũng như nhu cầu cá nhân của bạn.
Nếu là một game thủ thì nên chọn một chiếc bàn phím cơ có dây, nó sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời cho bạn.
Còn đối với dân văn phòng thì có thể chọn cả 2 loại, tùy thuộc vào sở thích của từng người.