Bạn đang có ý định mua một bộ loa về để giải trí, xem phim, chơi game hoặc hát karaoke trong nhà? Hay một hệ thống âm thanh ngoài trời? Cho dù nhu cầu của bạn là gì thì bạn vẫn cần một chiếc loa phù hợp.
Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều loại loa. Mỗi loại lại phục vụ một nhu cầu riêng. Vì vậy bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu 15 loại loa phổ biến nhất hiện nay.
Các loại loa phổ biến nhất hiện nay
Loa tần số cao (Tweeter)
Đây là loại loa có kích thước bé nhất trên thị trường hiện nay. Còn được gọi là loa treble, nó có thể tái tạo giới hạn trên của phổ âm thanh.
Con người có thể nghe được âm thanh trong dải tần số từ 20 tới 20kHz. Loa tweeter thông thường có thể cung cấp âm thanh nằm trong dải tần 2kHz tới 20kHz.
Màng loa của loa tweeter, bộ phận chuyển đổi các dao động cơ học thành âm thanh thường được làm bằng các vật liệu như nhôm, vải, lụa và các hợp kim đặc biệt.
Màng loa rung càng nhanh thì tạo ra âm thanh có tần số càng cao. Và để rung nhanh hơn, màng loa phải được đặt trong một loa nhỏ như tweeter.
Có 3 loại loa tweeter
Loa tweeter hình nón (cone) là loại đơn giản và cơ bản nhất, vừa nhỏ lại vừa nhẹ. Loại loa này rất phổ biến trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 và thường được sử dụng trong những loa hi-fi âm thanh nổi (stereo) thời bấy giờ.
Loa tweeter vòm (dome) trong khi đó được biết đến bởi khả năng phản hồi âm thanh chính xác. So với loa tweeter hình nón thì loa tweeter vòm có độ phân tán lớn hơn. Hay hiểu một cách đơn giản là loa tweeter vòm tạo ra âm thanh có độ bao trùm tốt hơn loa tweeter hình nón.
Loại loa tweeter này có hệ thống thống treo bằng dây nhôm quấn quanh vành vòm. Thành phần chuyển động được đặt trên một khung nhựa và được gắn trong một nam châm vòng. Hơn thế nữa, một tấm faceplate thường được lắp đặt ở khu vực trên cùng của loa để kiểm soát hướng của âm thanh.
Loa tweeter vòm có thể được phân thành hai loại: vòm mềm và vòm kim loại. Vòm mềm được làm từ các vật liệu như nhựa, lụa và vải đã qua xử lý. Còn vòm kim loại thường được làm từ các vật liệu như nhôm, titanium và berilium.
Loa tweeter sừng (horn) được coi là mạnh mẽ nhất trong 3 loại loa tweeter. Không giống như loa tweeter vòm, loa tweeter sừng tạo ra âm thanh có định hướng và được khuếch đại một cách tự nhiên.
Loa trung – Loa mid (Squawker)
Loa squawker hay còn được biết đến là loa trung, loa mid có thể cung cấp âm thanh trong dải tần số từ 250 tới 2kHz.
Loại loa này thường có hình nón hoặc thi thoảng bạn có thể thấy nó hình vòm. Loa squawker có thiết kế đơn giản với các màng loa phía bên ngoài được gắn xung quanh vòm và dây giọng (voice coil) được gắn vào cổ.
Giấy là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm nón. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các vậy liệu như nhựa và polyme được sử dụng bởi khả năng giảm chấn dao động.
Loa siêu trầm (Subwoofer)
Loa siêu trầm là một loa đa hướng có nhiệm vụ duy nhất là tạo ra âm thanh tần số thấp nằm trong dải tần từ 20 tới 200Hz. Tạo ra những âm trầm (bass) bùng nổ là sở trường của loại loa này. Do là loại loa đa hướng nên bạn có thể đặt nó ở bất kỳ đâu mà vẫn cảm nhận được sự sôi động của âm thanh đến từ âm bass.
Loa subwoofer là thiết bị phổ biến thường được sử dụng trong hệ thống âm của xe hơi và rạp hát. Và ngay cả hệ thống loa để bàn cũng có loa siêu trầm. Với subwoofer, trải nghiệm xem phim ở nhà sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Có hai loại loa subwoofer
Loại đầu tiên là không có nguồn hay còn được biết đến là subwoofer bị động. Để hoạt động được loại loa này cần có thêm một bộ khuếch đại (amplifier) bên ngoài.
Trong khi đó loại thứ hai là có nguồn đã được cấu hình sẵn loa và bộ khuếch đại.
Loa kiểm âm phòng thu (Studio Monitor)
Loại loa này dành cho nghệ sĩ chuyên nghiệp và các chuyên gia về âm thanh (audiophile) để thu âm. Loa studio monitor có thể tái tạo âm nhạc và giọng nói và được tối ưu hóa để chơi nhạc cụ, ghi âm và thậm chí để nghe thông thường.
Với một chiếc loa kiểm âm, bạn có thể nghe mọi thứ một cách rõ ràng và chính xác. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất âm thanh tạo ra những bản mix theo ý muốn của họ.
Giống như loa subwoofer, loa kiểm âm cũng có 2 loại: có nguồn và bị động. Loa kiểm âm có nguồn có thể tăng thêm công suất cho loa vì nó được cấp nguồn bên trong.
Loa phóng thanh (Loudspeaker)
Đây có thể coi là loại loa thông dụng nhất mà mọi gia đình đều có. Ngày xưa, loa phóng thanh là thiết bị duy nhất để tạo ra âm thanh từ đài radio và tivi. Ngày nay, loudspeaker có kích thước lớn hơn và chiếm một phần không gian trong căn phòng của bạn.
Loa loudspeaker thường có một woofer, tweeter và squawker. Ngày nay loa loudspeaker rất linh hoạt, nó có thể được gắn trên tường hoặc trần nhà hay kể cả được dùng ngoài trời.
Loa máy tính (Computer Speaker)
Ngày xưa, máy tính tích hợp loa (rất nhỏ) trên bo mạch chủ. Ngày nay các nhà sản xuất máy tính đã tạo ra card âm thanh cho phép người dùng kết nối với tai nghe hoặc loa ngoài để nghe nhạc.
Hiện tại, loa máy tính được thiết kế theo hệ thống âm thanh 2.1, nghĩa là có 2 loa và 1 loa siêu trầm đi kèm. Loại loa này rất phù hợp cho nhu cầu nghe và giải trí cơ bản.
Loa đứng (Floorstanding Speaker)
Nếu muốn tăng sức mạnh cho hệ thống âm thanh trong nhà của mình thì bạn nên có thêm một loa đứng. Được thiết kế để đặt gần TV hoặc kệ sách, một chiếc loa đứng có thể tiết kiệm thêm không gian cho nhà của bạn.
Và quan trọng hơn cả là nó có thể tạo ra âm thanh với chất lượng như rạp hát, kể cả trông một căn phòng lớn. Loa đứng có thể nói là nền móng của hệ thống âm thanh trong nhà và có chiều cao trên 1 mét.
Loa kệ sách (Bookshelf Speaker)
Đúng như cái tên, loa Bookshelf có thể đặt vừa trên giá sách. Với thiết kế gọn gàng, chúng còn có thể đặt trên bàn hay bất kỳ nơi nào trong phòng, miễn không phải là nền nhà.
Ngoài ra nó còn được gọi là loa đứng với kích thước trung bình có thể mang đến cho bạn trải nghiệm nghe nhạc tốt nhất. Loại loa này thường bao gồm 2 loa: 1 loa trung (squawker) và 1 loa tần số cao (tweeter) và cần một đầu thu để hoạt động.
Loa kệ sách là loại loa định hướng. Vì vậy bạn phải đứng đối diện với nó thì mới nghe được âm thanh nó tạo ra. Chính vì điều này mà bạn nên đặt loa kệ sách ở 2 bên tivi. Quy tắc chung là đặt loa bookshelf ở vị trí góc 10 giờ.
Loa trung tâm (Center Channel Speaker)
Loa trung tâm là một phần không thể thiếu của một hệ thống rạp hát tại gia (home theater).
Trong một hệ thống rạp hát ở nhà, kênh trung tâm cung cấp 70% giọng hát và âm nhạc. Loa trung tâm phải gần với dải tần trung và cao của các loa khác để tạo ra một trường cân bằng.
Loa âm trần hoặc loa âm tường (In-Ceiling / In-Wall Speaker)
Loa âm trần hoặc loa âm tường đều có giá không hề rẻ và khó lắp đặt, vì thế bạn cần thuê thợ thay vì tự lắp đặt. Nếu dư dả về tài chính, bạn có thể lắp những chiếc loa này tại nhà.
Với loại loa này, bạn có thể tận hưởng âm nhạc ở những nơi như trong bếp hoặc phòng tắm. Âm thanh có thể theo bạn bất kể bạn đang ở đâu. Sẽ rất phù hợp khi lắp loa âm trần ở những nơi bị hạn chế bởi không gian như căn hộ chung cư.
Nhiều loa âm trần và loa âm tường có một loa tweeter và có thể xoay được. Điều này giúp bạn hướng âm thanh tới bất kỳ đầu bạn muốn, giúp tăng trải nghiệm nghe.
Loa treo tường (On-Wall Speaker)
Không giống như loa âm tường yêu cầu một lỗ lớn để lắp đặt, loa treo tường đơn giản là chỉ cần treo trên tường. Bạn có thể đặt loa treo tường ngang tầm tai để thay thế cho loa đứng.
Một ưu điểm khác của loa treo tường so với loa âm tường đó là nó rất dễ lắp đặt. Bạn có thể tự lắp đặt loa treo tường với giá treo. Tuy nhiên tính thẩm mỹ sẽ không được đảm bảo bởi dây loa chằng chịt, bạn phải khéo léo dấu chúng đi.
Hơn nữa, hầu hết loa treo tường rất đa dạng. Vì thế bạn có rất nhiều lựa chọn cho căn phòng của mình. Loa treo tường là loại loa không có nguồn (bị động), vì thế bạn cần cắm nó với đầu thu hoặc bộ khuếch đại (amplfier).
Loa vệ tinh (Satellite Speakers)
Nhỏ hơn loa đứng và loa kệ sách, loa vệ tinh mang đến sự kết hợp của mid-bass và tweeter. Là một phần của hệ thống âm thanh, loa vệ tinh phải có dây và cần kết nối với một loa siêu trầm.
Tính thẩm mỹ cao và dễ dàng lắp đặt là 2 ưu điểm nổi bật nhất của loại loa này. Ngoài ra nó còn có thể treo trên tường hoặc trần nhà, rất linh hoạt.
Về góc độ âm thanh, nó có thể tạo ra những âm thanh tuyệt vời, đặc biệt khi kết hợp với loa siêu trầm.
Loa không dây – Bluetooth
Loa Bluetooth rất phổ biến hiện nay và rất có thể bạn đã từng sở hữu một chiếc. Nếu đang tìm kiếm một chiếc loa có tính di động cao thì loa không dây là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
Loa không dây kết nối với các thiết bị phát nhạc như điện thoại hoặc máy tính thông qua Bluetooth, nguồn năng lượng có thể là PIN hoặc cắm nguồn điện.
Loa Bluetooth rất đa dạng về kích thước và kiểu dáng. Một số loại thì rất nhỏ và có thể ấn vừa trong túi, một số loại thì đủ gọn gàng để đặt trên bàn. Ngoài ra còn một số loại loa có kích thước lớn hơn dành cho các chuyến du lịch.
Trong những ngôi nhà thông minh ngày nay còn được trang bị hệ thống loa thông minh, bạn có thể điều khiển loa thông qua giọng nói.
Loa thanh (Soundbar)
Nếu bạn không dư dả về tài chính để sắm cho mình một hệ thống rạp hát tại gia và không muốn sử dụng loa được tích hợp sẵn trên tivi thì soundbar là lựa chọn hợp lý.
Để dễ hình dung thì soundbar là sự kết hợp của một số loa nhỏ hơn như tweeter và woofer. Nó cũng có thiết kế gọn gàng như loa Bluetooth, tuy nhiên dài và rộng hơn.
Soundbar được thiết kế để đặt trước tivi, vì thế nó sẽ nhỏ và gọn hơn một hệ thống rạp hát tại gia. Ngoài ra, nó có thể kết nối không dây hoặc có dây với thiết bị phát.
Loa ngoài trời (Outdoor Speaker)
Loa ngoài trời được thiết kế để chống chọi lại với thiên nhiên: chịu nhiệt, độ ẩm hay thậm chí là mưa. Loại loa này có thể tìm thấy ở sân bóng và có thể được ngụy trang để tránh việc bị đánh cắp.
Loa ngoài trời cũng được trang bị tweeter và subwoofer để bao trùm cả một không gian rộng lớn.