8 loại loa subwoofer(sub) và ưu nhược điểm

8 loại loa subwoofer(sub) và ưu nhược điểm

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 29/04/22

Chia sẻ bài viết :

Bất kể dàn âm thanh nào đều cần đến loa subwoofer (loa siêu trầm). Khi có loa sub, chất lượng âm thanh sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại loa sub. Chúng có thể được dùng cho ô tô, rạp chiếu phim, buổi trình diễn ca nhạc hay ở nhà. Mỗi loại lại có ưu nhược điểm riêng và dùng vào mục đích khác nhau.

Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn các loại loa sub phổ biến nhất hiện nay. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về mỗi loại loa subwoofer.

Loa subwoofer là gì?

Subwoofer(loa siêu trầm) là một dạng đặc biệt của woofer(loa trầm). Trong các hệ thống âm thanh, loa siêu trầm được sử dụng để tạo ra các tần số hẹp và thấp.

loa subwoofer liền hộp

Thông thường, loa sub hoạt động ở dải tần số 20 đến 200Hz. Về kích cỡ, loa siêu trầm lớn hơn loa trầm. Nó thường có kích cỡ khoảng 8 cho tới 21 inch. Về chất lượng, loa sub mang đến âm bass (trầm) tốt và mạnh mẽ hơn.

Các loại loa subwoofer

Subwoofer chủ động/ loa sub điện

subwoofer điện

Subwoofer chủ động hay còn được gọi là loa sub điện. Đây là loại loa sub khép kín, được tích hợp sẵn bộ khuếch đại (amplifier) bên trong.

Điều này cũng có nghĩa nó có nguồn điện xoay chiều (AC) riêng. Loa sub điện thường được dùng ở các buổi biểu diễn hoặc trong nhà.

Ưu nhược điểm của Subwoofer chủ động/ loa sub điện
Ưu điểmNhược điểm
Tích hợp sẵn bộ khuếch đại (Amplifier)Mức độ tiêu thụ điện năng lớn
Rất phù hợp khi sử dụng trong những căn phòng nhỏĐắt hơn so với loa sub bị động
Bộ khuếch đại đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn của loa
Không yêu cầu nhiều dây cáp như loa sub bị động

Subwoofer bị động/ loa sub hơi

subwoofer hơi

Được gọi là bị động do nó cần được cung cấp nguồn bởi bộ khuếch đại bên ngoài. Loa sub hơi rất phù hợp khi sử dụng trong các phòng lớn.

Ưu nhược điểm của Subwoofer bị động/ loa sub hơi
Ưu điểmNhược điểm
Tiêu hao ít năng lượng hơn loa sub điệnKhông tích hợp sẵn bộ khuếch đại
Rất phù hợp khi sử dụng trong những không gian lớnYêu cầu nhiều dây cáp hơn loa sub điện
Giá thành rẻ hơn loa sub điện
Khi lắp đặt các loa sub lớn, sub hơi là lựa chọn tốt nhất

Subwoofer kín thùng/ sealed cabinet subwoofers

sealed cabinet subwoofer

Đây là loại loa sub được đóng kín trong một chiếc thùng nhỏ. Subwoofer kín thùng rất phù hợp những bạn thích âm bass “chắc chắn”.

Ưu nhược điểm của Subwoofer kín thùng/ Sealed Cabinet subwoofers
Ưu điểmNhược điểm
Chất lượng âm thanh tốt và có âm bass chính xácÂm bass càng lớn càng tốn nhiều năng lượng
Kích cỡ nhỏTốn nhiều điện năng
Tái tạo ra âm thanh tần số thấp tốt hơn loa sub có lỗ thông hơi

Subwoofer có lỗ thông hơi/ ported subwoofer

ported subwoofer

Subwoofer có lỗ thông hơi thường bao gồm một loa woofer và một hay nhiều lỗ thông hơi cho phép không khí thoát ra khỏi thùng. Cả woofer và port có nhiệm vụ làm rung động không khí.

Chính vì lý do này mà subwoofer có lỗ thông hơi cho âm thanh to và nhiều hơn. Ported subwoofer rất phù hợp với những bạn thích bass đập cực mạnh.

Ưu nhược điểm của Subwoofer có lỗ thông hơi/ ported subwoofer
Ưu điểmNhược điểm
Âm bass cực mạnh mẽKích cỡ lớn do có thêm các lỗ thông hơi
Tiêu thụ ít điện năngÂm bass mạnh mẽ nhưng không chính xác
Giá thành rẻ hơn so với subwoofer kín thùngThùng loa nhạy cảm hơn với sự thay đổi của khí hậu như nhiệt độ

Subwoofer màng loa bị động/ passive radiator subwoofer

passive radiator subwoofer

Loa hiện đại ngày nay được trang bị thêm những màng loa bị động bởi chúng là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng âm thanh. Kỹ thuật này có thể được sử dụng có thêm công suất và cộng hưởng từ hệ thống loa nhỏ hơn.

Được gọi là màng loa bị động bởi chúng không chạy bằng điện mà thay vào đó chúng được cung cấp năng lượng bởi áp suất không khí được tạo ra bởi những loa nhỏ hơn chạy bằng dòng điện xoay chiều hoặc PIN.

Ưu nhược điểm của Subwoofer màng loa bị động/ passive radiator subwoofer
Ưu điểmNhược điểm
Các màng loa thụ động không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của khí hậuChất lượng âm thanh cao nhưng không to bằng loa sub có lỗ thông hơi
Các màng loa thụ động rất phù hợp với các hệ thống di động
Hoạt động ở một mức năng lượng thấp
Giá thành phải chăng

Front/ down firing subwoofer

Nếu như down firing subwoofer có củ loa được đặt hướng xuống sàn thì subwoofer front firing lại hướng ra phía trước. Những tưởng cách sắp xếp củ loa như vậy chỉ mang tính chất độc đáo, lạ mắt thế nhưng nó lại có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình tái tạo, định hướng luồng âm thanh

front firing subwoofer

Front firing subwoofer được thiết kế để tạo ra rung động trong không khí. Còn đối với down firing subwoofer tạo ra những rung động được cảm nhận dưới nền (làm rung sàn nhà).

down firing subwoofer

Ngày nay việc chọn mua một chiếc loa sub là một thử thách thực sự. Nếu đang sống ở chung cư, front firing sub là lựa chọn hợp lý do down firing sub có thể làm phiền hàng xóm tầng dưới. Còn nếu bạn đang có ý định trang bị cho dàn âm thanh nhà mình một loa sub nữa thì nên chọn front firing.

Sự khác biệt giữa front firing subwoofer và down firing woofer chỉ nằm ở nơi nó được đặt.

Ưu nhược điểm của front firing subwoofer
Ưu điểmNhược điểm
Sử dụng phù hợp trong các căn hộ chung cư Có thể làm phiền hàng xóm
Ưu nhược điểm của down firing subwoofer
Ưu điểmNhược điểm
Âm thanh có thể kiểm soátCó thể làm phiền hàng xóm
Loa woofer sẽ được bảo vệ bằng cách đặt chúng hướng xuống dưới

Bandpass subwoofer

bandpass subwoofer

So với các loại sub thông thường, bandpass subwoofer thường cho âm bass rõ ràng và tự nhiên hơn. Bandpass sub được thiết kế để tạo ra âm thanh chất lượng cao.

Ưu nhược điểm của bandpass subwoofer
Ưu điểmNhược điểm
Âm bass rõ ràng và tự nhiênChiếm nhiều không gian
Loa càng to tần số phản hồi sản sinh ra càng sâu và mượt màMột vài loa sub sẽ không phù hợp với thùng bandpass
Có lựa chọn thùng kín và thùng có lỗ thông hơi

Horn loaded subwoofer

horn loaded subwoofer

Horn loaded subwoofer có hiệu năng cực kỳ tốt. Với thiết kế đặc biệt, bạn có thể truyền nhiều năng lượng điện hơn vào không khí, đồng thời cũng sử dụng ít điện năng hơn.

Hầu hết horn loaded subwoofer có thiết kế gập giúp tiết kiệm diện tích. Thiết kế thùng như thế này sẽ loại bỏ cộng hưởng và giảm biến dạng phi tuyến. Những căn phòng lớn thường sử dụng loại loa sub này.

Ưu nhược điểm của horn loaded subwoofer
Ưu điểmNhược điểm
Chất lượng âm thanh tốtKhông phù hợp với những căn phòng nhỏ
Mức độ tiêu thụ điện năng thấpRất đắt
Có lựa chọn thùng kín và thùng có lỗ thông hơi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN