Loa 2 đường tiếng, 3 đường tiếng là gì? Nguyên lý hoạt động, so sánh

Loa 2 đường tiếng, 3 đường tiếng là gì? Nguyên lý hoạt động, so sánh

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 06/07/22

Chia sẻ bài viết :

Khi nói đến âm thanh thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới một chiếc loa. Vậy ngoài loa ra thì bạn cần thêm gì nữa không?

Câu trả lời là có một vài loại loa khác nhau và mỗi loa đều có nhiệm vụ riêng cũng như ưu nhược điểm. Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt loa 2 đường tiếng (2-way speaker) với loa 3 đường tiếng (3-way speaker) và ưu nhược điểm của từng loại loa.

Tai con người rất nhạy cảm với các tần số trung (mid). Đó là lý do vì sao một hệ thống loa nên có ít nhất 2 loại loa: loa mid và loa tweeter. Một chiếc loa 3 đường tiếng có thêm 1 loa nữa gọi là subwoofer (loa siêu trầm).

Loa 2 đường tiếng là gì?

Loa 2 đường tiếng

Loa 2 đường tiếng là loại loa chỉ có 2 driver: woofer và tweeter. Trong đó woofer (có kích thước lớn hơn) sẽ chịu trách nhiệm tái tạo các âm thanh có tần số thấp còn tweeter sẽ đảm nhiệm công việc còn lại.

Cấu tạo

Loa 2 đường tiếng có cấu tạo bao gồm 3 thành phần: loa mid (woofer), loa treb và bộ phân tần (crossover).

Ưu điểm
Nhược điểm

Loa 3 đường tiếng là gì?

Loa 3 đường tiếng

Loa 3 đường tiếng được bổ sung thêm 1 driver chuyên tái tạo các âm thanh tần số thấp (bass) và được gọi là subwoofer. Lợi ích lớn nhất của loại loa này là bạn có thể điều chỉnh nó để chơi mọi loại nhạc.

Cấu tạo

Loa 3 đường tiếng có cấu tạo bao gồm 4 thành phần: loa bass (subwoofer), loa mid, loa treb và bộ phân tần (crossover).

Ưu điểm
Nhược điểm

Sự khác biệt giữa loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng

Loa 2 đường tiếngLoa 3 đường tiếng
DriverWoofer và tweeterSubwoofer, midrange và tweeter
Phân tầnTần số cắt: 3600HzTần số cắt: 900Hz và 5000Hz
Kích thướcNhỏ gọnLớn hơn do phải chứa 3 drivers
Nhu cầu sử dụngSử dụng trong gia đình hát karaoke, nghe nhạcSử dụng trong các phòng hát karaoke

Nguyên lý hoạt động của loa 2 đường tiếng và 3 đường tiếng

Cả loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng đều có những driver khác nhau đảm nhiệm việc tái tạo các dải âm khác nhau. Những driver này thường được gắn ở mặt trước thùng loa. Vì thế bằng mắt thường bạn cũng có thể phân biệt được loa 2 đường tiếng và 3 đường tiếng bằng cách đếm số lượng driver.

Driver có kích thước nhỏ nhất là tweeter được dùng để tái tạo các âm thanh có tần số cao (> 2.5kHz). Đây là âm thanh của của nhạc cụ như sáo, piano,…

loa tweeter hình nón

Driver có kích thước lớn hơn là woofer được dùng để tái tạo các âm thanh tần số thấp hơn (< 2.5kHz). Đây là âm thanh mà chúng ta nghe thấy trong hầu hết 1 bài hát.

Loa woofer

Trong một chiếc loa 2 đường tiếng thì chỉ có 2 driver kể trên. Còn đối với loa 3 đường tiếng có thêm midrange driver đảm nhiệm vai trò thay thế cho woofer. Nhìn chung midrange sẽ tái tạo âm thanh trong dải tần số 500Hz tới 2.5kHz.

Loa midrange

Tín hiệu âm thanh được khuếch đại trước khi đến các driver phải đi qua bộ phân tần. Bộ phân tần này có nhiệm vụ phân chia tín hiệu thành các tần số cao, tần số trung và tần số thấp và phân phối chúng đến driver tương ứng.

Đôi khi sẽ có bộ điều khiển cho phép bạn điều chỉnh tần số phân tần, kiểm soát âm lượng từng driver. Điều này cho phép bạn thoải mái tùy chỉnh theo sở thích.

Ngoài ra cũng có loa 1 đường tiếng chỉ với 1 driver duy nhất (giá cực rẻ hoặc cực đắt) cũng như 4, 5, 6,… đường tiếng.

Bộ phân tần loa là gì?

Bộ phân tần loa là một bảng mạch điện tử gồm có điện trở, tụ điện và cuộn cảm mỗi linh kiện hoạt động với chức năng riêng biệt.

Bộ phân tần loa

Bộ phân tần có chức năng dùng để cắt tần số, lọc âm, để mang đến chất lượng âm thanh chất lượng cho người dùng. Đồng thời, còn thích hợp với mọi loại loa như bass, mid và treble.

Bộ phân tần loa nhận một đầu vào tín hiệu duy nhất, tách nó ra và “phân phối” tới các driver với các dải tần số khác nhau.

Bộ phân tần loa 1

Nói một cách khác, đối với loa 2 đường tiếng, tín hiệu được chia tới woofer và tweeter. Còn đối với loa 3 đường tiếng, tín hiệu được phân phối tới subwoofer, midrange và tweeter.

Một bộ phân tần tốt sẽ giúp phân chia tín hiệu đồng đều tới các driver và không gây ra méo tín hiệu. Loa 3 đường tiếng giá rẻ với bộ phân tần chất lượng không tốt có thể hoạt động kém hơn loa 2 đường tiếng với phân tần chất lượng cao.

Nên chọn mua loa 2 đường tiếng hay 3 đường tiếng

Đối với hệ thống âm thanh xe hơi

Loa 2 đường tiếng được sử dụng phổ biến trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi nó dễ lắp đặt, nhỏ gọn và giá thành không quá cao. Cũng có thể dùng loa 3 đường tiếng nhưng sẽ tốn không gian hơn.

Home car 2 way speaker
Đối với rạp hát tại gia

Loa 3 đường tiếng có âm bass mạnh mẽ và cho âm thanh đầy đủ hơn. Vì thế rất thích hợp để xem phim và nghe nhạc. Nhiều người thích sử dụng thêm bộ cân bằng âm, tăng cường bass hoặc subwoofer để tăng trải nghiệm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN