Cụm từ ép xung (overclock) CPU, GPU chắc hẳn đã không còn xa lạ gì đối với mọi người. Ngoài 2 linh kiện trên thì RAM cũng có thể ép xung. Và cũng giống như ép xung CPU, GPU, tức là bắt chúng chạy ở xung nhịp nhanh hơn mặc định.
Vậy ép xung RAM là gì? Việc này có hại cho RAM hay máy tính không? Các bước thực hiện ép xung như thế nào cho an toàn với máy tính, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
Ép xung RAM là gì?
Ép xung RAM (RAM overclocking) là quá trình tăng tốc độ hoạt động bộ nhớ RAM của máy tính lên trên tốc độ chuẩn được công bố bởi nhà sản xuất. Quá trình này được thực hiện bằng cách điều chỉnh các thông số trong BIOS của máy tính như: tần số, độ trễ và điện áp để đạt được tốc độ hoạt động cao nhất.
Ép xung sẽ giúp RAM hoạt động ở mức thông số cao như mong muốn. Từ đó sẽ khai thác hết mọi tiềm năng của nó.
Tuy nhiên việc ép xung RAM có thể gây ra một số vấn đề như tăng nhiệt độ, độ ổn định kém và có thể gây hư hỏng bộ nhớ nếu không thực hiện đúng cách.
Ép xung RAM có hại không?
Thực tế việc ép xung RAM hơi khác với ép xung CPU. Bếu như với CPU người ta cố gắng đưa nhiệt độ CPU xuống mức thấp nhất có thể như xài ni tơ lỏng thì với RAM việc ép xung chủ yếu lại phụ thuộc vào BIOS của mainboard và module RAM.
Chính vì nó phụ thuộc vào chính phần cứng từ nhà sản xuất nên thông thường việc ép xung RAM không gây hại cho RAM.
Ngoài ra việc ép xung RAM thường không mang đến nhiều khác biệt về hiệu năng vì băng thông RAM thường bị giới hạn bởi CPU. Cho dù RAM có chạy nhanh hơn nhưng tốc độ truyền dữ liệu với CPU không thay đổi thì cũng không mấy khác biệt.
Vì vậy có thể nói, ép xung RAM không có hại vì RAM không bị ảnh hưởng bởi vì nó phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Những điều cần biết trước khi ép xung RAM
So với CPU và GPU thì ép xung RAM có phần phức tạp hơn một chút. Mỗi chương trình sử dụng lưu trữ dữ liệu làm việc của nó trên RAM trước khi tải vào bộ nhớ cache trong của CPU và chương trình sử dụng nhiều bộ nhớ có thể chuyển qua RAM.
Trong các trò chơi, việc cải thiện độ trễ tổng thể của RAM có thể giảm đáng kể thời gian khung hình. Điều này giúp cải thiện tốc độ khung hình tổng thể và quan trọng nhất làm giảm tình trạng stuttering trong khu vực cần nhiều CPU, nơi dữ liệu mới cần được tải từ RAM vào bộ nhớ cache hoặc VRAM.
Tốc độ RAM thường được đo bằng megahertz (Mhz). Tốc độ ban đầu của RAM DDR4 thường là 2133 Mhz hoặc 2400 Mhz, mặc dù tốc độ thực tế chỉ bằng một nửa khi nó là Double Data Rate (DDR). Bộ nhớ có hơn 20 timing (đo thời gian trễ của bộ nhớ) khác nhau kiểm soát độ trễ và tốc độ đọc, ghi.
Chúng được đo theo chu kỳ xung nhịp và thường được nhóm lại theo tên viết tắt CAS Latency (Độ trễ truy cập cột – CL). Ví dụ, một RAM DDR4 tầm trung có thông số 3200 Mhz CL16. Việc cải thiện tốc độ hoặc timing sẽ cải thiện được độ trễ và thông lượng.
Bộ nhớ giao tiếp với các phần còn lại của máy tính bằng hệ thống được gọi là Serial Presence Detect (Phát hiện sự hiện diện nối tiếp). Thông qua đó, nó cung cấp cho BIOS một bộ tần số và timing chính mà nó hoạt động được gọi là thông số JEDEC. Đây là tốc độ ban đầu và nó được gán cho mỗi thanh DDR khi được tạo ra.
Những phần mềm cần thiết khi tiến hành ép xung RAM
Nếu muốn bắt đầu tiến hành thì nên chọn các phần mềm an toàn để thực hiện ép xung. Dưới đây là một số phần mềm nên dùng:
1. CPU-Z: Đây là chương trình giám sát đơn giản cho phép bạn nhanh chóng đọc được xung nhịp và điện áp RAM trên Windows.
2. Memtest86+: Phần mềm test ram chuyên dụng dùng để kiểm tra tình trạng RAM, đặc biệt là stress-test RAM.
3. XMP (Extreme Memory Profiles): XMP là cài đặt ép xung được cài sẵn và xác thực của Intel có thể được kích hoạt thông qua chương trình cơ sở của bo mạch chủ hoặc một tiện ích. Với XMP, BIOS được phép tự động cấu hình điện áp và độ trễ DRAM.
Cách ép xung RAM an toàn
1. Thông qua XMP
Intel cho phép người dùng “ép xung” thông qua việc sử dụng cấu hình XMP có sẵn.
- Cài đặt và mở phần mềm CPU-Z.
- Ghi hoặc chụp lại thông tin RAM ở tab SPD.
- Khởi động lại máy tính, nhấn liên tục phím Del hoặc F10, F2, F12, F1 (tùy thuộc vào nhà sản xuất) để vào màn hình BIOS.
- Khi đã truy cập được vào màn hình BIOS, di chuyển đến mục AI Tweaker / Extreme Tweaker / D.O.C.P. (tùy vào nhà sản xuất bo mạch chủ).
- Chọn đúng cấu hình XMP phù hợp với thông số mà nhà sản xuất RAM quảng cáo.
- Sau đó, lưu thay đổi và khởi động lại máy.
- Khi khởi động máy thành công, thực hiện stress test RAM xem có hoạt động ổn định không. Nếu không, chọn lại cấu hình XMP và thử lại.
2. Thông qua thiết lập thủ công
Trước tiên bạn cần làm theo các bước ở cách 1 để có được những thông số như tốc độ, tần số và độ trễ hợp lý cho RAM.
- Sau đó trở lại màn hình BIOS và di chuyển đến mục AI Tweaker / Extreme Tweaker / D.O.C.P.
- Chọn Manual trong ô select Ai Overclock Tuner.
- Lúc này bạn sẽ thấy các thiết lập bổ sung. Tăng dần điện áp DRAM, mỗi lần 0,015V. Tương tự với CPU VCCIO và CPU System Agent, mỗi lần tăng 0,05V.
- Đối với timings (độ trễ) hãy sử dụng dụng thông số timings khi thực hiện ép xung qua XMP ở trên.
- Sau khi thiết lập xong, lưu thay đổi và khởi động lại máy.
- Khi khởi động máy thành công, thực hiện stress test RAM xem có hoạt động ổn định không. Nếu không, thiết lập lại các thông số và thử lại.
Phải làm gì nếu máy tính không qua giai đoạn POST?
Trường hợp máy tính hay laptop không khởi động, bo mạch chủ không có khả năng tự kiểm tra khi nguồn bật (power-on-self-test – POST), bạn phải chờ khoảng 30 giây để BIOS khởi động vào chế độ an toàn và khôi phục cài đặt hoạt động lần cuối.
Bạn có thể thử tăng điện áp lên 25 millivolt (0,025v) trước khi đạt đến điện áp tối đa được đề xuất. Hoặc cũng có thể thử tăng điện áp SOC một chút trên các hệ thống Ryzen, vì Ryzen thế hệ 1 và 2 đặc biệt khó tính với việc ép xung bộ nhớ. Intel không có SOC giống như Ryzen do đó ít có khả năng gặp phải vấn đề này.
Nếu máy tính không khởi động ở chế độ an toàn. BIOS của bạn có thể không có tính năng này và cần xóa CMOS thủ công. Nó thường là pin trên bo mạch chủ có thể tháo rời hoặc pin ở đầu cắm phía trước thùng máy.
Hãy tham khảo sách hướng dẫn bo mạch chủ nếu không biết cách thực hiện. Bạn cần dùng tuốc nơ vít hoặc một chiếc kéo và chạm hai pin vào nhau, tạo ra kết nối điện. Đừng lo lắng, thao tác này sẽ không gây sốc điện cho bạn. Máy tính sẽ được thiết lập lại bình thường.
Đảm bảo ép xung ổn định
Khi quay lại Windows, bạn cần kiểm tra ép xung có ổn định không. Calculator có một tab được gọi là MEMbench được sử dụng để kiểm tra việc ép xung. Thiết lập chế độ custom và phạm vi nhiệm vụ là 400%. Click vào Max RAM ở cuối cùng để phân bổ tất cả RAM còn lại. Nó sẽ kiểm tra lỗi RAM 4 lần.
Click vào Run khi bắt đầu kiểm tra và chờ vài phút. Trong trường hợp này, kiểm tra RAM 32GB ở phạm vi nhiệm vụ 400% mất ít hơn 10 phút. Nếu không có lỗi, bạn có thể thử tăng xung nhịp lên một chút hoặc kiểm tra cài đặt FAST. Ép xung bộ nhớ là việc thử và lỗi, xóa spam và chờ MEMbench hoàn tất.
Khi đã sử dụng Numpad và hài lòng với kết quả, bạn có thể kiểm tra qua đêm để xác thực ép xung hoàn toàn ổn định 100%. Đặt phạm vi nhiệm vụ lên mức cao hơn, 100,000% chẳng hạn và kiểm tra nó sau khi thức dậy.
Nếu không có lỗi, bạn có thể tận hưởng việc ép xung. Nếu bỏ qua bước để qua đêm này bạn có thể nhận được lỗi màn hình xanh hoặc crash ngẫu nhiên (đôi khi xảy ra với bất kỳ tốc độ RAM nào, trừ khi có bộ nhớ ECC).