Lỗi màn hình xanh INACCESSIBLE BOOT DEVICE xuất hiện trên cả Windows 10 và 11. Với mã 0x0000007b, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này và thường xảy ra trong quá trình khởi động hệ thống.
Chính vì việc có thể xảy ra trong quá trình boot nên người dùng không thể đăng nhập và thao tác được. Vậy làm thế nào để fix lỗi BSoD này, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây ra lỗi INACCESSIBLE BOOT DEVICE
Mặc dù rất nhiều người dùng thông báo rằng họ thấy lỗi này sau khi cập nhật không thành công, sự cố thiết bị khởi động có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm cả cập nhật BIOS và ép xung CPU.
Một trong các ổ cứng của bạn có vấn đề về kết nối, điều này vẫn có thể xảy ra. Vì thế bạn có thể thử lắp nó vào một PC khác xem có nhận không.
Ngoài ra bạn có thể vô tình thay đổi thiết lập nào đó trong BIOS, khiến PC không thể đọc được ổ cứng.
Cách fix lỗi INACCESSIBLE BOOT DEVICE trên Windows
1. Quét hệ thống
1.1 Quét SFC
- Nhấn phím cửa sổ, gõ cmd và chọn Run as administrator.
- Paste câu lệnh dưới đây vào Command Prompt và nhấn Enter:
sfc/scannow
SFC hay System File Checker là một công cụ giúp bạn quét toàn bộ file hệ thống. Vì vậy nếu một file nào đó bị hỏng dẫn đến lỗi màn hình xanh INACCESSIBLE BOOT DEVICE, SFC sẽ giúp bạn
1.2 Chạy DISM
- Nhấn tổ hợp phím Windows + X, chọn Windows PowerShell (Admin).
- Chạy dòng lệnh sau:
- Quá trình quét có thể tốn của bạn một khoảng thời gian. Sau khi quét xong, khởi động lại PC và kiểm tra lại.
DISM.exe /Online /Cleanup-image /Restorehealth
2. Kiểm tra ổ cứng
- Nhấn phím cửa sổ, gõ cmd và chọn Run as administrator để mở Command Prompt dưới quyền Admin.
- Sau đó chạy dòng lệnh chkdsk C: /f. Thay “C” bằng ổ đĩa bất kỳ bạn muốn kiểm tra.
- Khởi động lại PC sau khi hoàn thành.
3. Gỡ bỏ các bản cập nhật gần đây
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings, chọn Update & Security.
- Chọn View update history.
- Chọn Uninstall updates.
- Một danh sách các bản cập nhật đã cài đặt xuất hiện. Double click vào bản cập nhật để xóa.
- Restart PC và kiểm tra lại.
4. Chạy Startup Repair
- Nhấn phím cửa sổ và click vào biểu tượng Power.
- Giữ phím Shift, sau đó chọn Restart.
- Windows sẽ khởi động lại và hiện ra các tùy chọn Startup nâng cao. Chọn Troubleshoot.
- Tiếp theo nhấn vào Advanced options -> Startup Repair.
- Quá trình phân tích và sửa lỗi sẽ mất một khoản thời gian. Nếu hệ thống phát hiện ra bất kỳ lỗi gì, nó sẽ tự động fix.
5. Cập nhật driver
Driver là trái tim của mọi hệ điều hành. Vì thế, khi dùng bản không tương thích hoặc lỗi thời thì rất dễ gặp phải lỗi BSoD không mong muốn.
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ devmgmt.msc nhấn Enter.
- Nếu bạn thấy bất kỳ thiết bị nào đó có dấu chấm than vàng bên cạnh, hãy thực hiện update.
- Click chuột phải vào nó và chọn Update driver.
- Tiếp theo chọn Search automatically for drivers. Máy tính sẽ tìm kiếm và cài đặt bản update mới nhất.
- Sau khi update driver xong, khởi động lại PC.
6. Reset Windows
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings.
- Chọn Windows Update -> Advanced options.
- Chọn Recovery.
- Nhấn vào nút Reset PC.
- Bây giờ bạn có 2 lựa chọn. Bạn nên chọn Keep my files bởi tùy chọn thứ 2 sẽ xóa toàn bộ dữ liệu hệ thống.
- Tiếp theo, bạn sẽ có 2 option. Nếu không có sẵn bộ cài đặt Windows, bạn có thể chọn Cloud download.
- Windows 10/11 sẽ được tự động tải xuống và cài lại trên máy tính của bạn.