Giả sử khi đang sử dụng chiếc máy tính thân yêu của mình thì bỗng dưng nó khởi động lại mà không rõ nguyên nhân thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Đây chắc chắn là một trải nghiệm bạn không hề mong muốn một chút nào.
Nếu gặp phải lỗi trên, rất có thể hệ điều hành Windows của bạn đã bị lỗi BSoD INVALID DATA ACCESS TRAP. Lỗi màn hình xanh này về lâu dài có thể làm hỏng hệ thống vĩnh viễn.
Một số dấu hiệu của lỗi INVALID DATA ACCESS TRAP
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hệ thống gặp phải lỗi INVALID DATA ACCESS TRAP đó là khởi động lại thường xuyên. Ngoài ra còn một số dấu hiệu dưới đây:
- Windows khởi động lại một cách bất thường.
- Máy tính thi thoảng bị treo trong một vài giây và sau đó tự động trở lại bình thường.
- Tốc độ hoạt động chậm, đặc biệt với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, loa.
- Hiển thị lặp đi lặp lại thông báo lỗi INVALID_DATA_ACCESS_TRAP trong khu vục thông báo.
- Thông báo: “A problem has been detected and Windows has been shut down to prevent damage to your computer. The problem seems to be caused by the following file:”
Nguyên nhân gây ra lỗi INVALID DATA ACCESS TRAP
Để khắc phục được lỗi này thì chúng ta cần biết nguyên nhân của dẫn đến nó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Driver hỏng, không tương thích hoặc đã “lỗi thời”.
- Xung đột phần mềm bên thứ ba.
- Tắt hoặc gỡ phần mềm một cách bất thường dẫn đến lỗi trong registry.
- Phần mềm độc hại.
- Thiếu hoặc xóa các tệp tin .DLL.
- Ổ cứng có vấn đề.
- Phiên bản BIOS hoặc firmware không phù hợp.
Cách fix lỗi INVALID DATA ACCESS TRAP trên Windows 10/11
1. Tắt tự động khởi động lại
- Nhấn tổ phím phím Windows + E, sau đó click chuột phải vào This PC và chọn Properties.
- Di chuyển đến tab Advanced, nhấn vào nút Settings nằm trong mục Startup and Recovery.
- Cửa sổ mới hiện ra, bỏ tích tùy chọn Automatically restart nằm dưới mục System Failure. Nhấn OK để lưu thay đổi.
2. Khởi động hệ thống trong chế độ an toàn
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ msconfig và nhấn Enter.
- Di chuyển đến tab Boot. Dưới mục Boot options, tích vào tùy chọn Safe boot. Sau đó nhấn Apply -> OK để lưu thay đổi.
- Nếu có cửa sổ xác nhận xuất hiện, nhấn Yes để khởi động PC ở chế độ an toàn.
3. Chạy BSoD Troublueshooter
- Nhấn phím cửa sổ và gõ Troubleshoot settings, sau đó chọn Troubleshoot settings.
- Tiếp theo chọn Additional troubleshooters.
- Click vào Blue Screen và nhấn vào nút Run the troubleshooter.
- Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn thành quá trình khắc phục sự cố.
Troubleshooter là công cụ vô cùng hữu ích mà Windows cung cấp cho người dùng. Nó giúp bạn xác định và khắc phục lỗi máy tính một cách nhanh chóng.
4. Gỡ tệp tin cập nhật lỗi
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings, chọn Update & Security.
- Chọn View update history.
- Chọn Uninstall updates.
- Một danh sách các bản cập nhật đã cài đặt xuất hiện. Double click vào bản cập nhật để xóa.
- Khởi động lại máy và kiểm tra lại.
5. Cập nhật driver
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ devmgmt.msc nhấn Enter.
- Nếu bạn thấy bất kỳ thiết bị nào đó có dấu chấm than vàng bên cạnh, hãy cập nhật ngay.
- Click chuột phải vào nó và chọn Update driver.
- Tiếp theo chọn Search automatically for drivers. Máy tính sẽ tìm kiếm và cài đặt bản update mới nhất.
- Sau khi cập nhật driver xong, khởi động lại PC
6. Quét toàn bộ hệ thống
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Virus & threat protection và nhấn Enter.
- Tiếp theo chọn Scan options.
- Chọn tùy chọn Full scan.
- Cuối cùng nhấn Scan now để thực hiện quét toàn bộ máy tính.
7. Chạy System File Checker
- Nhấn phím cửa sổ, gõ cmd và chọn Run as administrator để mở Command Prompt dưới quyền Admin.
- Tiếp theo, chạy dòng lệnh sfc /scannow.
- Đợi cho quá trình scan hoàn thành, sau đó khởi động lại máy tính. Tất cả các tệp tin lỗi sẽ được thay thế khi khởi động lại. Thử truy cập lại ổ đĩa xem đã được chưa.
8. Chạy công cụ Deployment Image Servicing and Management (DISM)
- Nhấn phím cửa sổ, gõ cmd và chọn Run as administrator để mở Command Prompt dưới quyền Admin.
- Tiếp theo, chạy dòng lệnh sfc /scannow.
- Đợi cho quá trình scan hoàn thành, sau đó khởi động lại máy tính.
DISM.exe /Online /Cleanup-image /Restorehealth
9. Kiểm tra ổ cứng
- Nhấn phím cửa sổ, gõ cmd và chọn Run as administrator để mở Command Prompt dưới quyền Admin.
- Sau đó chạy dòng lệnh chkdsk C: /f. Thay “C” bằng ổ đĩa bất kỳ bạn muốn kiểm tra.
- Khởi động lại PC sau khi hoàn thành.
10. Kiểm tra các thiết bị ngoại vi
- Ngắt kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính.
- Khởi động lại PC.
- Khi máy tính khởi động thành công, kết nối lại các thiết bị trên với máy tính để kiểm tra xem thiết bị nào gây ra lỗi BSoD.
- Tải và cài đặt driver cho thiết bị đó từ trang chủ của nhà sản xuất.
11. Gỡ bỏ phần mềm xung đột
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ appwiz.cpl và nhấn Enter.
- Tìm những phần mềm gây xung đột hệ thống, click chuột phải nó và chọn Uninstall.
- Sau khi xóa, khởi động lại máy tính.
12. Cập nhật Windows
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings.
- Chọn Update & Security.
- Nhấn nút Check for updates để tải các bản cập nhật mới nhất và cài đặt.