Sự khác biệt giữa tai nghe open-back và closed-back

Sự khác biệt giữa tai nghe open-back và closed-back

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 18/11/21

Chia sẻ bài viết :

Khi mua tai nghe headphone có bao giờ bạn thấy một vài loại có thể nhìn thấy driver xuyên qua tấm lưới kim loại. Nó được gọi là tai nghe hở lưng (open-back). Vậy tai nghe open-back khác gì so với tai nghe closed-back mà bạn vẫn nhìn thấy.

Thiết kế lưng (đóng hoặc mở) không ảnh hưởng đến hiệu năng của tai nghe. Tuy nhiên, mỗi thiết kế đều có ưu và nhược điểm nhất định. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ nhưng mỗi loại tai nghe cung cấp chất lượng âm thanh hoàn toàn khác nhau.

Ưu nhược điểm của open-back và closed-back headphone

Open-back headphone
Closed-back headphone

Sự khác biệt giữa tai nghe open-back và closed-back

Tai nghe closed-back

Tai nghe bluetooth headphone JBL Live 460NC

Đây là loại tai nghe phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng nào. Thiết kế lưng đóng rất phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày. Mỗi người trong số chúng ta chắc hẳn đã từng sở hữu một tai nghe closed-back để phục vụ cho nhu cầu giải trí như chơi game hoặc nghe nhạc.

Cách âm tốt và ít bị rò rỉ âm thanh

Với thiết kế khép kín, tai nghe closed-back có khả năng cách âm tuyệt vời. Một lượng lớn tiếng ồn sẽ bị cản lại bởi phần lưng đóng trước khi đến tai bạn.

Đệm tai nghe cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cách ly âm thanh xung quanh. Không những thế nó cũng làm giảm lượng âm thanh bị rò rỉ ra bên ngoài.

Nói đến rò rỉ âm thanh thì tai nghe closed-back ăn đứt tai nghe open-back. Hầu hết tai nghe lưng đóng đều có khả năng hạn chế tối đa lượng âm thanh phát ra ngoài môi trường. Chính vì thế loại tai nghe này rất phù hợp sử dụng trong môi trường văn phòng hay nơi công cộng đông người.

Có thể coi công nghệ khử tiếng ồn chủ động (ANC) là phiên bản nâng cấp của khử tiếng ồn bị động (cách âm). Công nghệ này sẽ giúp người nghe có một không gian riêng để chìm đắm trong âm nhạc mà gần như không có sự xuất hiện của âm thanh bên ngoài.

Và cũng chính nhờ khả năng cách âm tốt nên bạn cũng không cần bật âm lượng quá cao, có thể ảnh hưởng đến thính giác.

Âm trầm có chiều sâu, bị méo âm ở âm lượng cao và âm trường nhỏ hơn.

Thiết kế đóng hoàn toàn làm thay đổi chất lượng âm. Âm thanh bị “mắc kẹt” bên trong củ tai và quay ngược trở về tai. Hay nói một cách khác sóng âm dội lại và gây ra tiếng vang.

Tuy nhiên bạn cũng không phải lo lắng về hiện tượng này bởi hầu hết các nhà sản xuất sẽ thiết kế củ tai sao cho an toàn và âm không bị dội lại.

Cũng bởi vì âm thanh không thể thoát ra ngoài củ tai nên tai nghe closed-back không thể xử lý tốt âm thanh có âm lượng cao và dẫn đến méo âm. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bạn tăng âm lượng tai nghe lên quá cao.

Tai nghe đóng có âm bass mạnh mẽ cũng chính bởi thiết kế đóng. Vì thế bạn có thể thưởng thức những bản nhạc sôi động mà không lo bị tiếng ồn làm phiền. Tuy nhiên một số tai nghe lại có bass quá mạnh làm cho âm thanh trở nên mất tự nhiên.

Âm trường của loại tai nghe này nhỏ hơn loại open-back. Tuy nhiên có một vài tai nghe closed-back có thể tạo ra trường âm thanh rất chất lượng và thường có giá khá đắt.

Phần lớn tao nghe nhét tai có thiết kế khép kín. Tai nghe in-ear monitor thường được sử dụng ở phòng thu hay khi đi làm. Vì vậy chúng ta gần như không thấy loại tai nghe này được làm hở lưng.

Khi nào dùng tai nghe closed-back?

Tai nghe closed-back được sử dụng rất phổ biến. Trong mọi trường hợp, nó vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu: nơi công cộng hoặc ở nhà.

Không những vậy tai nghe closed-back còn được sử dụng ở phòng thu âm. Chính vì khả năng làm giảm lượng âm thanh rò rỉ rất tốt, người dùng cũng không muốn micro ghi lại những âm thanh phát ra từ tai nghe.

Tai nghe open-back

Tai nghe open-back

Loại tai nghe này không được sử dụng phổ biến lắm, khi đi ra cửa hàng bạn cũng rất ít khi bắt gặp. Tuy vậy, tai nghe open-back lại rất được các audiophile (người đam mê âm thanh) và các nhà sản xuất âm nhạc ưa chuộng. Lý do là bởi âm thanh mà loại tai nghe này mang lại rất đặc biệt.

Mức giá của tai nghe open-back cũng rất đa dạng. Nó cũng chính là sản phẩm bao chùm tai nghe phân khúc cao cấp trên thị trường. Do đặc thù thiết kế hở lưng nên âm thanh của loại tai nghe này rất độc đáo và chất lượng so với closed-back headphone.

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm nếu bạn sử dụng không đúng nơi.

Khái niệm cách âm gần như không tồn tại

Đây chính là nhược điểm lớn nhất của tai nghe open-back. Phần lưng chỉ được bảo vệ bằng tấm lưới kim loại. Vì thế tiếng ồn bên ngoài có thể dễ dàng chui vào trong và đến tai ngườ nghe. Cũng chính vì lý do này mà khi nói chuyện với người khác bạn không cần phải tháo tai nghe ra làm gì.

Âm thanh bị rò rỉ rất nhiều. Thậm chí những người xung quanh có thể cùng bạn nghe những gì mà bạn đang nghe. Vì thế loại tai nghe này tốt nhất là sử dụng ở trong phòng riêng, không nên mang ra nơi công cộng.

Đệm tai cũng không giúp gì nhiều trong việc làm tăng khả năng cách âm của loại tai nghe này. Vì thế các nhà sản xuất không quá chú tâm vào vấn đề cách âm. Cải thiện sự thoải mái và độ thông thoáng mới là ưu tiên hàng đầu.

Tai nghe bán hở (semi-open) nhìn chung cách âm tốt hơn loại hở hoàn toàn. Phần lưng của củ tai không hở hoàn toàn, vì thế bạn không thể nhìn thấy driver giống như các tai nghe open-back khác.

Tai nghe semi open back

Thiết kế bán hở giúp tai nghe giảm tiếng ồn và rò rỉ âm ở mức tối thiểu. Nếu sử dụng đệm tai bằng da dày, bạn có thể sử dụng loại tai nghe này ở nơi đông người mà k sợ làm phiền người khác.

Âm thanh tự nhiên và âm trường lớn hơn

Với thiết kế hở hoàn toàn phần lưng làm cho âm thanh có thể di chuyển tự do theo nhiều hướng khác nhau, trái ngược với tai nghe closed-back. Vì thế loại tai nghe này tạo ra âm thanh rất tự nhiên. Trải nghiệm giống như đang nghe nhạc qua loa trong phòng vậy.

Âm trường lớn hơn khá nhiều so với loại closed-back. Đồng nghĩa với âm thanh có thể đi xa hơn.

Vấn đề méo âm cũng rất ít khi xảy ra. Điều này làm cho tai nghe hở lưng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người làm âm nhạc như DJ,… Kết hợp với âm trường rộng, nó có thể tạo ra những bản mix rất tuyệt vời.

Bass phụ thường kém hơn. Bạn không thể khuếch đại âm thanh khi củ tai bị hở. Các âm thanh có tần số thấp cũng gần như không thể nghe thấy.

Tuy nhiên không thể kết luận tai nghe open-back không có âm bass, Philips Fidelio X2HR là một ví dụ điển hình. Việc tích hợp thêm driver vào tai nghe hở lưng có thể khiến cho âm thanh bị méo.

Khi nào dùng tai nghe closed-back?

Tai nghe open-back phù hợp nhất khi sử dụng ở trong phòng. Nó cũng là lựa chọn không tồi cho nhu cầu giải trí như gaming và xem phim bởi âm trường rộng. Đây là một trải nghiệm rất thú vị mà bạn không nên bỏ qua.

Tai nghe hở lưng là sự lựa chọn lý tưởng cho công việc mix âm thanh. Nhà sản xuất âm nhạc cần nghe chi tiết từng âm trước khi cho ra lò một bản mix hoàn hảo. Rò rỉ âm không phải là vẫn đề bởi họ thường mix âm nhạc với loa.

Nên chọn mua tai nghe open-back hay closed-back?

Trước khi đưa ra quyết định, bạn phải cân nhắc thật kỹ xem thiết kế nào phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình. Đến thời điểm hiện tại chắc hẳn bạn cũng phần nào nắm được sự khác biệt giữa hai loại tai nghe này. Việc chọn tai nghe cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tai nghe closed-back

Người đi làm: Những người thường xuyên phải đi công tác sẽ cảm thấy lợi ích tuyệt với từ tai nghe đóng. Khả năng cách âm tuyệt vời, chưa kể khi kết hợp với công nghệ khử tiếng ồn chủ động. Tai nghe closed-back là lựa chọn tuyệt vời cho môi trường công cộng.

Sử dụng trong văn phòng: Khi bạn làm việc trong môi trường văn phòng đông đúc và ồn ào, tai nghe closed-back với khả năng cách âm tốt sẽ phát huy tác dụng. Giảm tiếng ồn xung quanh sẽ giúp bạn tập trung vào công việc hơn. Không những thế bạn cũng không cần phải chỉnh âm lượng lên quá cao để nghe, điều này có thể làm tổn thương thính giác.

Người thích âm bass: Âm trầm trong tai nghe closed-back mạnh mẽ và có chiều sâu, thêm cả loa bass phụ. Đây là điều kiện lý tưởng để nghe nhạc hoặc xem phim.

Tai nghe open-back

Thưởng thức âm nhạc ở nhà: Mặc dù chỉ có thể sử dụng ở nhà hay phòng riêng, nhưng trải nghiệm mà tai nghe open-back mang lại sẽ rất tự nhiên, độc đáo.

Sử dụng ở phòng thu: Đối với những chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh việc âm càng chi tiết, càng tự nhiên sẽ giúp họ rất nhiều trong quá trình sản xuất âm nhạc. Không những thế, âm trường rộng có thể giúp các producer mix thêm âm nhạc cụ vào sản phẩm của mình.

Độ thoáng: Do có thiết kế hở, không khí có thể trao đổi trong tai người nghe. Tình trạng chảy mồ hôi trong quá trình đeo tai nghe gần như là không có.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN