Các thuật ngữ hay dùng trong bàn phím cơ

Các thuật ngữ hay dùng trong bàn phím cơ

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 06/11/21

Chia sẻ bài viết :

Bàn phím cơ đang ngày càng được sử dụng phổ biến, nhất là đối với các game thủ. Mọi người tìm đến bàn phím vì chất lượng, độ bền hay chỉ đơn giản là những tiếng clicky phát ra khi nhấn phím. Tuy vậy, trong cộng đồng bàn phím cơ lại sử dụng những thuật ngữ mà ngay cả người dùng lâu năm cũng chưa chắc nắm được. Với những bạn có ý định mua bàn phím cơ thì việc hiểu được các thuật ngữ này cũng giúp ích rất nhiều trong việc chọn mua đúng bàn phím.

Cách thuật ngữ trong bàn phím cơ

#KRO

Nkro trong bàn phím cơ

Ngoài 6KRO và NKRO là 2 mức key rollover phổ biến thì trong bàn phím cơ còn nhiều mức khác. Tiền tố là những con số cho biết bàn phím có thể nhấn bao nhiêu phím cùng một lúc mà bàn phím vẫn hiểu. Hầu hết bàn phím giả cơ đều có mức key rollover là 2KRO và 3KRO.

6KRO

6KRO nghĩa là bạn có thể nhấn 6 phím + cộng với các phím (CTRL, ALT,…) cùng lúc mà bàn phím vẫn hiểu. Hầu hết chúng ta thường không nhấn đến 6 phím cùng lúc, ngay cả khi chơi game.

Actuation force

Actuation force hay hiểu nôm na là lực mà người dùng cần để nhấn một phím cho đến khi nó được kích hoạt. Đơn vị để tính thông số này là grams (g). Mỗi switch lại có lực nhấn khác nhau. Thường thì những switch nặng sẽ tốn lực nhấn hơn.

Backlighting

Đèn nền bàn phím

Backlighting là đèn nền của bàn phím.

Bottom out

Bottom out là hành động cho đến khi phím được nhấn đến mức sâu nhất. Nếu các phím được kích hoạt trước khi đạt đến bottom out (chạm đáy) tức là bàn phím cơ hỗ trợ gõ nhanh và tốn ít lực hơn.

Click và clack

“Click” là tiếng phát ra khi switch được kích hoạt và “clack” là âm thanh khi nó chạm đáy (bottom out).

Clicky

Khi gõ bàn phím cơ phát ra âm thanh clicky. Những switch được thiết kế để khi ấn không tạo ra âm thanh thì gọi là “non-clicky”. Clicky switch thường được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên phải chú ý rằng tiếng clicky có thể không ảnh hưởng gì đến bạn nhưng lại là phiền toái với người xung quanh.

Compact layout

Mặc dù có số lượng phím gần bằng với bàn phím fullsize tuy nhiên các phím lại được bố trí một cách khác để thu gọn chiều rộng của bàn phím cơ lại. Người mới có thể mất thời gian để làm quen với layout này. Compact layout giúp bạn tiết kiệm được không gian làm việc và dễ dàng cho vào túi hoặc balô để mang đi.

Chatter

Thuật ngữ chatter tương tự như “Key Bounce”. Ngoài ra nó cũng có thể được dùng để miêu tả âm thanh khi gõ bàn phím cơ.

Cherry

Hãng sản suất switch, bàn phím cơ, chuột nổi tiếng nhất hiện nay.

DIP Switch

Một switch nhỏ thường được sử dụng để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa chế độ nào đó.

Doubleshot

Đây là cách gia công kí tự trên keycap có độ bền gần như tuyệt đối, vì để gõ bay kí tự trên keycap doubleshot thì keycap phải mòn hẳn bề mặt, mà điều này hẳn là bất khả thi rồi.

Double tap

Người dùng nhấn phím một lần nhưng bàn phím lại hiểu là nhấn nhiều lần.

Ergonomic

Bàn phím ergonomic

Thuật ngữ này liên quan đến thiết kế của bàn phím. Những chiếc bàn phím cơ được thiết kế một cách độc đáo mang lại sự thoải mái tuyệt vời khi gõ. Tuy nhiên loại bàn phím này chỉ hướng đến một nhóm người dùng nhất định.

Form factor

Form factor ám chỉ kích thước và hình dạng của bàn phím cơ: fullsize, TKL, 75%, 60%,…

Ghetto switch

Khi các bộ phận hoặc lò xo của hai switch hoán đổi cho nhau tạo ra một switch và nó được gọi là “Ghetto switch”.

Ghosting

Khi một phím không được nhấn mà bàn phím lại hiểu là bạn kích hoạt phím đó. Hiện tượng này thường xảy ra khi ấn nhiều phím cùng lúc, nhất là đối với những bàn phím có key rollover thấp.

HKKB

HKKB là viết của dòng bàn phím Happy Hacking Keyboard sử dụng switch Topre với kích thước 60%.

Home row

Home row bàn phím

Đây là dãy phím nằm chính giữa bàn phím (ASDFGHJKL;’). Đây là nơi người đánh máy đặt các ngón tay của họ lên. Phím F và J thường có một vết lồi rất nhỏ để người dùng có thể dễ dàng cảm nhận được vị trí đặt ngón trỏ trái, phải khi gõ.

Hysteresis

Khi điểm nhả phím (thời điểm ngắt phím) của switch cao hơn điểm khởi động. Hysteresis có thể coi là độ trễ của switch và giá trị này càng nhỏ càng tốt.

Jump wire

Giúp định tuyến theo dõi, được hàn giữa hai điểm trên PCB bàn phím cơ.

Key debounce

Key debounce (được biết đến là chatter) xảy ra khi nhấn một lần phím nhưng bàn phím lại hiểu là nhấn nhiều lần. Hiện tượng này thường xảy ra trên những switch bị hỏng vì nó bỏ qua “bộ lọc” và xuất ra nhiều tín hiệu cho một lần nhấn.

Keycap

Keycap là một lắp nhựa gắn vào switch. Mỗi keycap đều được in một ký tự thể hiện chức năng của phím đó trong bàn phím. Keycap bàn phím cơ rất dễ tháo ra, bạn có thể dùng tay hoặc dùng dụng cụ (keycap puller). Việc vệ sinh và thay thế cũng trở nên cực kỳ đơn giản.

Keycap puller

Keycap puller bàn phím

Dụng cụ để tháo keycap bàn phím cơ.

Key lifecycle

Key lifecycle là tuổi thọ của switch. Hay nói một cách khác thuật ngữ này thể hiện số lần nhấn của switch trước khi bị hỏng. Thường thì switch có 20 đến 50 triệu lần nhấn.

Key rollover

Key rollover thể hiện số phím tối đa có thể nhấn cùng lúc mà bàn phím có thể hiểu. Lấy ví dụ như 2KRO thì Key rollover bằng 2.

Keyboard matrix

Các switch được bố trí trong một ma trận để dễ quét và định tuyến.

Layout

Layout và form factor là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi nhắc đến layout bàn phím cơ tức là ám chỉ cách tổ chức cũng như vị trí của các phím trên bàn phím (ANSI, ISO).

Linear

Switch tuyến tính không có nấc (phản hồi xúc giác) trước khi chạm đáy. Hành trình của loại switch này khá mượt, vì thế nó ít gây ra tiếng ồn.

Legend

Legend keycap bàn phím

Thuật ngữ legend ám chỉ ký tự được in trên keycap.

Macro key

Đây là phím có thể cấu hình hay customize lại chức năng cho nó. Để cấu hình chức năng cho phím thì phải thông qua phần mềm đi kèm với bàn phím đó. Phần mềm được cài đặt trên máy tính. Đây là một tính năng rất được các gamers ưa chuộng. Những phím macro thường xuất hiện trong những bàn phím cơ gaming cao cấp.

NKRO

NKRO là viết tắt của N Key rollover, là phiên bản không giới hạn của Key rollover. Điều này có nghĩa bạn có thể thao tác bao nhiêu phím cùng lúc thì bàn phím vẫn có thể hiểu.

Otaku

Otaku là thuật ngữ ám chỉ keycap không có ký tự.

Ping

Đôi khi bạn có thể nghe thấy âm thanh khác từ lò xo trong switch.

PCB – Printed circuit board

PCB bàn phím

Đây là bảng mạch có hàn các switch, bộ điều khiển, đèn LED và các bộ phận khác của bàn phím cơ.

PCB mounted

PCB mounted

Bàn phím cơ được gắn PCB với các switch được hàn trực tiếp lên PCB mà không có gì ở giữa. Vỏ của switch được gắn vào PCB hơi khác với switch gắn ngầm vì nó yêu cầu hai ngạnh nhựa đi qua PCB để ổn định.

Plate mounted

Plate mounted

Bàn phím cơ có tấm nền nằm giữa PCB và các thiết bị chuyển mạch. Các switch được gắn vào tấm nền và được hàn vào PCB bên dưới. Hầu hết bàn phím cơ trên thị trường hiện nay đều sử dụng phương pháp này.

PS/2 Interface

PS/2 là đầu nối Mini – DIN 6 chân được sử dụng để kết nối một số chuột và bàn phím với máy tính có hỗ trợ cổng kết nối này. Mặc dù đây là công nghệ cũ nhưng để nói về hiệu suất thì cổng PS/2 vẫn tốt hơn cổng USB.

Reset point

Điểm nằm trong hành trình phím sau khi nhấn một phím mà ở đó switch được reset, cho phép nhấn lại.

Riding the activation point

Đây là kỹ thuật “spam” một phím bất kỳ bằng cách giữ switch ở giữa hành trình phím. Bạn không cần nhấn phím hết cỡ mà bàn phím vẫn hiểu phím đang được nhấn nhiều lần.

Slider

Một thuật ngữ khác để chỉ phần stem trong bàn phím cơ

Sprue

Các dấu thường thấy trên keycap được tạo ra trong quá trình ép phun.

Stabilizer

Phần được sử dụng trên các phím có kích cỡ lớn (enter, shift, space,…) của bàn phím. Mục đích của bộ ràng buộc (stabilizer) là để giữ keycap được ổn định, giảm rung lắc từ đó tăng sự chính xác của phím.

Stem

Stem keycap

Stem có hình dấu thập (+) để kết nối switch và keycap.

Tactile

Switch phím cơ được nhấn đến một mức nào đó và người dùng cảm nhận được nấc trước khi chạm đáy.

Travel distance

Travel distance được gọi là hành trình phím, tức là khoảng cách từ lúc bắt đầu nhấn đến khi phím được kích hoạt. Đơn vị của travel distance được tính bằng mm. Thường thì phím trên laptop và notebook có hành trình phím khá ngắn so với bàn phím rời. Một số người lại thích bàn phím có hành trình phím ngắn, như thế sẽ đỡ tốn sức bấm hơn :).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN