[Có âm thanh]Tìm hiểu về Topre Switch

[Có âm thanh]Tìm hiểu về Topre Switch

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 11/11/21

Chia sẻ bài viết :

Topre là một trong những switch có cấu tạo phức tạp nhất trong các loại switch. Chúng thường được sử dụng ở những chiếc bàn phím đắt tiền và cũng không có nhiều tùy chọn cho người dùng customize. Hầu hết những người đam mê bàn phím cơ đều cho rằng nó là switch tốt và đáng để trải nghiệm nhất.

Topre Switch là gì?

Topre Switch được đặt theo tên một công ty kỹ thuật ở Nhật Bản. Công ty này sản xuất sản xuất các thiết bị điện tử và Topre Switch được biết đến là một trong những sản phẩm tốt nhất của họ. Đồng thời công ty cũng là đơn vị đưa ra thị trường dòng bàn phím đình đám đó là Topre Realforce.

Topre Switch được tạo ra là để thay thế cho các switch cơ học tiêu chuẩn. Chúng có những phần đầu tròn được kết nối với bảng mạch bên dưới (Printed Circuit Board – PCB). Phím được kích hoạt bằng cách sử dụng cảm biến nằm trong Topre Switch.

Với kỹ thuật mới lại này, Topre Switch có tốc độ phản hồi nhanh hơn các switch thông thường. Do lò xo nằm trực tiếp trên bảng mạch, Topre cho cảm giác gõ mượt mà hơn nhiều các dòng linear switch khác.

Cấu tạo của Topre Switch

Cấu tạo topre switch

Cấu tạo của Topre Switch bao gồm: slider (thanh trượt), housing (vỏ switch), plate, màng cao su, lò xo cuộn hình nón và bảng mạch in (PCB). Switch có các bộ phận di chuyển riêng biệt nhưng bộ phận nhận tính hiệu lại được gom thành một, đó chính là bảng mạch in.

Phần màng cao su mang đến trở lực cho tay hay nói một cách khác nó quy định lực nhấn của switch. Đồng thời màng cao su này còn mang đến cảm giác “soft-tactile”.Cảm giác này khá giống với Cherry MX Brown. Ngoài ra một số bàn phím Topre còn có thể phân bố lực nhấn các switch trên từng vùng khác nhau nhằm tăng sự thoải mái cho người sử dụng.

Khi lò xo hình nón bị nén lại, cơ chế thụ cảm điện dung trên bảng mạnh in (Printed Circuit Board – PCB) cảm nhận được hành trình phím của người dùng. Hệ thống mạch điện tử trên PCB thu thập dữ liệu nhận được từ các nhóm phím trên bàn phím và gửi về controller để xác định bạn có nhấn phím hay chưa. Thiết kế này cũng cho phép tính năng N-key rollover xuất hiện trên các bàn phím sử dụng Topre Switch.

Tất cả các thanh ổn định (stabilizer) đều nằm bên trong bàn phím, thường là một phần của switch và kết nối thẳng với slider.

Các loại Topre Switch?

Hiện nay có khá nhiều loại Topre Switch có trên thị trường. Chúng không chỉ đến từ công ty Nhật Bản mà còn một vài công ty khác cũng sản xuất bàn phím Topre.

Standard Topre Switch

Standard topre switch

Standard Topre Switch rất đa dạng về lực nhấn và thường được sử dụng ở bàn phím Realforce do Topre sản xuất.

Purple Switch

Topre-purple-switch

Purple Switch chỉ được sử dụng ở bàn phím silent. Tuy nhiên, Cooler Master sử dụng loại switch này trong bàn phím NovaTouch. Đây không phải là loại bàn phím silent.

Short-Throw Switch 

Short throw switch

Short-Throw Switch thường được sử dụng ở các bàn phím có kích thước nhỏ gọn. Lực nhấn của loại switch này là 40±15% (40g và sai số là 15%).

Two-Tone Switch

Two tone switch

Two-Tone Switch được sử dụng trong bàn phím Happy Hacking Keyboard Professional. Không giống như switch thông thường, phần vỏ được đúc liền vào phần plate làm từ nhựa và chỉ có phần thanh trượt là có thể tháo rời được.

High Set/ ‘Hi-Pro’ Switch

Hi pro switch

Bạn có thể tìm thấy loại switch này ở các bàn phím Realforce như Realforce 108UG, 104UG và 104UK.

Alternate Dome Design Switch

Alternate dome design switch

Đây là loại switch sử dụng một biến thể dẫn điện. Nó có thiết kế trượt mà bạn có thể tìm thấy trong các Topre Switch tiêu chuẩn. Một số bàn phím như Sony BKE-2011, Sony BKE-2010 sử dụng loại switch này.

Cooler Master NovaTouch TKL Switch

purple-topre-switch

Đây là switch do Topre sản xuất dành riêng cho bàn phím TKL NovaTouch của Cool Master. Cool Master đã hợp tác với Topre để sản xuất các keycap có thiết kế đặc biệt. Vì thế người dùng gần như không thể thay thế Cherry MX Switch với Topre Switch.

Topre Switch có đáng mua hay không?

Đầu tiên bạn cần lưu ý rằng các bàn phím sử dụng Topre Switch có giá khá đắt.

Topre Switch giúp người dùng nâng cao hiệu suất làm việc. Nếu làm công việc nhập liệu hay phải gõ bàn phím cả ngày, chắc chắn bạn sẽ phải đầu tư một chiếc bàn phím chất lượng. Loại switch này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công việc bởi cảm giác gõ mượt mà, ổn định, tốn ít lực nhấn và âm thanh phát ra không quá lớn.

Thương hiệu

Một trong những nguyên nhân chính làm cho bàn phím Topre trở lên đắt đỏ chính là tính độc quyền. Trong một khoảng thời gian dài, Topre Corporation là đơn vị sản xuất Topre Switch duy nhất trên thị trường.

Cho đến giữa những năm 2000, khi mà bằng sáng chế hết hạn thì mới có thêm một vài công ty sản xuất Topre Switch “nhái”. Tuy nhiên do tồn tại một cách độc quyền trong thời gian dài nên sự xuất hiện của switch “nhái” cũng không làm giảm đi giá trị của bàn phím Topre.

Kích hoạt điện dung

Topre Switch không hoạt động với tiếp điểm. Thay vào đó, khi bạn nhấn phím thì nó sẽ hoạt động bằng khả năng cảm biến điện dung PCB. Lò xo nằm trong vòm cao su bị nén khi nhấn switch. Sau đó tín hiệu sẽ được gửi đến PCB để cho nó biết rằng phím đã kích hoạt thành công. Đây là PCB đặc biệt và không được sử dụng ở các bàn phím thông thường.

Sử dụng cho một mục đích duy nhất

Nếu bạn đang có dự định mua một chiếc bàn phím đặc biệt kiểu như bàn phím Topre Switch thì chắc hẳn phải có lý do. Một vài người phục vụ cho nhu cầu chơi game, một vài người lại dùng bàn phím này để đánh máy. Một số khác lại thích chất lượng tuyệt vời của nó.

Chất lượng build

Hầu hết các bàn phím Topre đều có chất lượng Build tuyệt vời. Mặc dù đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau nhưng chúng đều được làm từ các vật liệu rất bền, đảm bảo tuổi thọ của bàn phím cũng như tính thẩm mỹ tốt.

Nguyên lý hoạt động

Topre switch hoạt động dựa trên cơ chế cảm ứng điện dung. Tức là hành động nhấn phím được phát hiện nhờ điện chứ không phải đóng mạch một cách vật lý. Cấu tạo của loại switch này cũng giúp hạn chế gõ sai chính tả.

Cảm ứng điện dung là công nghệ cảm ứng dựa trên những thay đổi của điện tích của các vật có tích điện chạm nhẹ vào. Tương tự nguyên tắc này, khi gõ trên bàn phím Topre thì vòm cao su của nằm trong switch bị đè xuống tạo ra một lực nén lên lò xo hình nón và tạo ra sự thay đổi điện dung.

Sự thay đổi điện dung này được đo lường bởi các cảm biến điện dung nằm bên dưới lò xo hình nón. Các chỉ số đo lường sẽ cho bàn phím nhận diện được vị trí nút vừa được bấm nằm ở đâu và từ đó hiện lên các ký tự tương ứng.

Suốt quá trình đó, gần như bên trong switch không xảy ra bất kỳ tiếp xúc cơ học nào. Không có ma sát và va chạm, tránh được sự hao mòn vật liệu kim loại, dẫn đến các Switch Topre thường có độ bền lớn hơn và độ đồng đều về hành trình kích hoạt phím tốt hơn.

Cảm giác gõ

Điểm khác biệt đầu tiên của switch Topre chính là âm thanh thock thock khi gõ. Dù Topre được gắn trên các keycap khác nhau, bo mạch và case, plate khác nhau của các thương hiệu khác nhau, nhưng chỉ cần gõ lên, nghe tiếng đặc trưng này là biết ngay Topre.

Tiếp theo, cảm giác gõ trên các bàn phím switch Topre luôn được đánh giá là rất êm mượt, mịn màng và hầu như rất yên lặng. Tiếng thock thock dẫu có vang lên nhè nhẹ thì cũng chỉ là âm thanh rất lịch thiệp, không phô trương, không khô đanh vang vọng như clicky Blue và cũng không quá ồm ồm vô vị như linear Red.

Khi bạn chạm tay vào phím switch Topre, cảm giác đi xuống rất nhẹ nhàng, liền mạch với cảm giác phím bật lại. Quá trình bật lại này cũng rất từ tốn, nhưng nhanh chóng chứ không phải vội vã như switch cơ học. Việc bấm phím switch Topre nhờ vậy cũng nhanh nhạy, tốc độ và mềm mại hơn hẳn.

Nhược điểm

Đúng với sản phẩm của người Nhật Bản, chất lượng bên trong nhưng không quá màu mè bên ngoài. Topre cũng không ngoại lệ, tuy chất lượng và tuổi thọ cũng như độ bền của switch là không phải bàn cãi nhưng hạn chế lớn nhất của nó là sự tùy biến.

So với những bàn phím có đèn LED sử dụng switch cơ học và quang học, bàn phím Topre không thể gắn được LED do cấu tạo vỏ kín khác với những housing của phím cơ học thường thấy trên thị trường.

Ngoài đèn LED thì tính tùy biến trên loại switch này cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng thay đổi keycap. Do thanh trượt (slider) cũng không giống với slider thông thường của phím cơ Cherry nên việc thay keycap cũng hạn chế đối với người dùng muốn customize chiếc bàn phím của mình.

Giá thành cao cũng là điều khiến cho người có ý định mua phải cân nhắc. Giá thành trung bình của một chiếc phím sử dụng Topre Switch luôn dao động từ khoảng 4 triệu đồng cho đến gần 6 triệu còn những phiên bản đặc biệt thì giá còn cao hơn. Khoan bàn đến những chiếc phím cơ custom thì với mức giá này bạn có thể tìm đến những lựa chọn tốt trong phân khúc cao cấp như là những chiếc bàn phím sử dụng Mechanical Switch hoặc Optical-Mechanical Switch của các hãng lớn nổi tiếng: Corsair, Razer, Asus, HyperX,… với đủ tùy chỉnh về LED cũng như là thay đổi keycap nếu quá nhàm chán với bộ keycap thường xuyên sử dụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN