Giải đáp các thuật ngữ hay sử dụng trong tai nghe

Giải đáp các thuật ngữ hay sử dụng trong tai nghe

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 07/11/21

Chia sẻ bài viết :

Tai nghe là một trong những thiết bị phát âm thanh phổ biến nhất hiện nay. Chắc chắn trong số chúng ta đã từng dùng qua tai nghe để nghe nhạc, xem phim, chơi game,… Tai nghe headphone rất đa dạng và có thể chia thành nhiều loại. Khi mua tai nghe bạn có thể thấy trên hộp xuất hiện một số thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thuật ngữ hay sử dụng trong tai nghe headphone.

Các thuật ngữ hay dùng trong tai nghe

1. Microphone

Microphone trong tai nghe

Headphone được trang bị thêm một microphone thì được gọi là headset. Những chiếc headphone có mics có thể dùng để nghe nhạc, giao tiếp với mọi người thông qua microphone. Nếu chỉ để nghe nhạc, giải trí thì bạn nên chọn một chiếc headphone không có mics, chúng sẽ cung cấp âm thanh sống động và chất lượng.

1.1 Số lượng microphone

Một chiếc tai nghe headset tốt thường có ít nhất 2 microphones. Càng nhiều microphone thì giọng nói và khả năng khử tiếng ồn sẽ càng tốt hơn.

1.2 Các loại microphone

Condenser microphone và dynamic microphone là hai loại microphone chính được sử dụng trong headset.

1.3 Microphone khử tiếng ồn

Nguyên lý hoạt động của microphone khử tiếng ồn là chuyển đổi tất cả âm thanh mà nó thu được trong môi trường thành tín hiệu điện và chuyển tín hiệu điện này thành tín hiệu chính nhưng ngược pha.

1.4 Gắn microphone

Hiện nay microphone được tích hợp dưới dạng nằm bên trong tai nghe, tức là mắt thường không thể nhìn thấy được và nằm bên ngoài tai nghe. Với dạng nằm ngoài tai nghe thì thường microphone là cố định, di động và nằm trên dây cáp.

1.5 Tần số tối thiểu của microphone

Tần số tối thiểu của microphone có thể hiểu là tần số thấp nhất mà microphone có thể thu được. Tức là âm lượng giọng nói của bạn phải đủ lớn ở một mức độ nào đó mà microphone có thể bắt được.

1.6 Tần số tối đa của microphone

Tương tự như tần số tối thiểu thì tần số tối đa của microphone là tần số cao nhất mà microphone có thể thu được.

1.7 Trở kháng của microphone

Điện trở của microphone tai nghe đối với dòng điện xoay chiều được định nghĩa là trở kháng của micrô. Ở môi trường thu âm chuyên nghiệp, thông số này thực sự không có nhiều ý nghĩa vì thu âm chuyên nghiệp phải truyền tín hiệu hàng trăm mét. Điều này vượt quá khả năng microphone tai nghe.

1.8 Độ nhạy của microphone

Độ nhạy microphone thể hiện mức độ tín hiệu điện của micro ở một mức âm thanh nhất định. Nếu một microphone có độ nhạy cao, bạn có thể thu âm ở khoảng cách xa hơn mà không làm giảm chất lượng bản thu. Đơn vị tính của độ nhạy là Decibel và luôn mang giá trị âm. Trên biểu đồ, giá trị độ nhạy di chuyển về 0 dB với mỗi lần tăng độ nhạy của microphone.

1.9 Tính năng trên microphone

2. Loại kết nối

Nếu đang sử dụng tai nghe không dây, bạn phải sạc PIN thường xuyên. PIN cũng làm tăng trọng lượng của tai nghe. Phạm vi thu và bắt tín hiệu của tai nghe dựa vào giao diện không dây (wireless interface). Thông thường chất lượng âm thanh truyền đi cũng phụ thuộc vào yếu tố này.

2.1 Tai nghe bluetooth

Tai nghe bluetooth

Tai nghe bluetooth cung cấp chất lượng tín hiệu truyền tốt trong phạm vi cho phép, do đó bạn sẽ nhận được âm thanh một cách tối ưu nhất. Loại tai nghe này tương thích với hầu hết thiết bị di động hiện nay. Nhưng nó cũng làm tăng giá của tai nghe lên. Tai nghe có đường truyền hồng ngoại sẽ có chi phí thấp nhưng phạm vi hoạt động cũng như chất lượng âm thanh bị hạn chế.

2.1.1 PIN

PIN sử dụng trong tai nghe bluetooth được chia ra làm 2 loại: PIN thông thường (ví dụ như PIN AA và AAA) và PIN Li-Ion có sẵn trong tai nghe.

Loại PIN thông thường sẽ mang đến sự tiện lợi hơn bởi bạn có thể dễ dàng thay trong tình huống PIN bị hết hoặc hỏng. Bạn cũng cần lưu ý là phải luôn có PIN dự phòng bởi loại PIN này rất nhanh hỏng.

Loại PIN được tích hợp sẵn trong tai nghe có khả năng sạc. Tuy nhiên, khi muốn thay bạn phải có dụng cụ tháo và phải am hiểu một chút về điện tử. Tốt nhất là mang ra cửa hàng để thợ thay cho.

2.1.2 Dung lượng PIN

Với viên PIN dung lượng từ 2500 đến 5000 mAh, bạn có thể sử dụng tai nghe trong thời gian dài mà không lo hết PIN.

2.1.3 Thời lượng PIN

Thời lượng PIN của tai nghe không dây là thời gian bạn sử dụng tai nghe mà không cần sạc. Thời lượng PIN là yếu tố quan trọng nếu bạn là người hay đi công tác, du lịch.

2.1.4 Thời gian sạc

Thời gian tính từ lúc tai nghe hết PIN cho đến khi được sạc đầy thì được coi là thời gian sạc của tai nghe.

2.1.5 PIN có thể tháo rời

Hầu hết PIN tai nghe headphone không dây đều có thể tháo ra. Một số mẫu tai nghe còn cho phép bạn thay PIN mới.

2.2 Truyền tín hiệu

Truyền dữ liệu trong tai nghe

Kênh truyền tín hiệu là để xác định quá trình truyền thông tin trong tai nghe không dây. Thường thường được chia làm 2 loại: truyền tín hiệu radio và truyền qua kênh hồng ngoại.

2.2.1 Tai nghe hồng ngoại

Tầm hoạt động của tai nghe hồng ngoại rơi vào khoảng 6 đến 8 mét. Tín hiệu truyền đi phải không có vật cản, tức là trong tầm nhìn của người dùng.

2.2.2 Tai nghe radio

Tai nghe radio cho phép truyền dữ liệu thông qua tín hiệu radio. Máy phát đặt trong tai nghe được kết nối với adapter AC/ DC. Phạm vi hoạt động của loại tai nghe này lên đến 100m. Nếu đi quá xa thiết bị phát có khả năng bị mất kết nối hoặc nhiễu sóng.

2.2.3 Tai nghe bluetooth

Tai nghe bluetooth thường dành cho những bạn đam mê âm nhạc và không cần đầu thu để kết nối với PC.

2.3 Phiên bản bluetooth

Phiên bản bluetooth

Phần lớn tai nghe không dây trên thị trường hiện nay hỗ trợ một trong những phiên bản bluetooth sau: 2.0, 2.1, 3.0, 4.0, 4.1, 4.2, 5.

3. Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật trong tai nghe
3.1 Nguồn tối đa – Maximum power

Nguồn đầu vào tối đa của tai nghe cho chúng ta biết được âm lượng và công suất của tai nghe. Thông số này được đưa ra bởi nhà sản xuất. Trong kỹ thuật, giá trị maximum power có nghĩa là công suất tối đa của tín hiệu mà tại đó hệ thống vẫn hoạt động bình thường, không gặp trục trặc gì. Bạn có thể gặp vấn đề nếu giá trị nguồn đầu vào tai nghe khác với thiết bị đang sử dụng. Trong tai nghe, thông số này có thể đạt 3.500 mW.

3.2 Tần số tái tạo tối thiểu – Minimum reproducible frequency

Minimum reproducible frequency là tần số tối thiểu mà tai nghe có thể hoạt động. Mặc dù kỹ thuật và công nghệ cho phép sử dụng tối đa ở dải tần từ 25 tới 110,000 Hz nhưng điều này không ảnh hưởng đến phạm vi truyền tín hiệu. Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh từ tần số 20 tới 20,000 Hz. Vì vậy, nếu tai nghe của bạn hoạt động ở dải tần số rộng hơn cũng đồng nghĩa nó có khả năng tái tạo tần số rộng hơn.

Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý rằng các nhà sản xuất lại có cách tính tần số tối thiểu dựa trên những điều kiện khác với thực tế bạn đang sử dụng. Chính vì thế, thông số này có thể không khớp với nhà sản xuất đưa ra khi bạn sử dụng ở nhà chẳng hạn.

3.3 Tần số tái tạo tối đa – Maximum reproducible frequency

Maximum reproducible frequency là tần số tối đa mà tai nghe có thể tái tạo. Tần số này có nằm ngoài dải tần mà con người nghe thấy. Mặc dù chúng ta không thể cảm nhận được hết các dải tần mà tai nghe tạo ra nhưng về tổng thể, chúng đã được điều chỉnh để phù hợp với con người.

Cũng tương tự như trường hợp đo tần số tái tạo tối thiểu thì tần số tái tạo tối đa cũng có thể không khớp với những gì mà nhà sản xuất công bố.

3.4 Trở kháng – Impedance

Trở kháng là điện trở trên dòng điện xoay chiều. Nó chó phép bạn thay đổi điện trở của tai nghe khi phát nhạc. Đơn vị tính của trở kháng là Ohm (Ω).

Giá trị trở kháng thường được tìm thấy trên hộp hoặc sách hướng dẫn sử dụng. Bạn có thể so sánh trở kháng của máy phát nhạc với tai nghe. Trong điều kiện lý tưởng, 2 giá trị này sẽ bằng nhau. Sự chênh lệch giữa chúng sẽ làm giảm chất lượng và méo âm thanh. Lấy ví dụ nếu trở kháng tai nghe cao hơn thiết bị phát. Trong trường hợp này, âm thanh được tái tạo sẽ có âm lượng tối đa giảm đi đáng kể do tín hiệu bị nhiễu và méo.

Nếu sử dụng tai nghe với thiết bị di động thì bạn nên chọn tai nghe có trở kháng càng ít càng tốt. Những tai nghe cao cấp thường có trở kháng khoảng 300Ω. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tiếng ồn.

3.5 Độ nhạy – Sensitivity

Độ nhạy tai nghe cho chúng ta biết khả năng của driver biến tín hiệu điện âm thanh thành áp suất âm thanh. Độ nhạy thường được tính bởi lượng âm thanh được tái tạo trên một tín hiệu có công suất 1mW.

Decibel là đơn vị tính của độ nhạy và áp suất âm thanh của tai nghe. Độ nhạy càng cao sẽ tạo ra mức âm thanh cao hơn ở mức tín hiệu âm thanh nhất định. Nếu giá trị này vượt quá 140dB có thể dẫn đến đau tai.

Đối với những tai nghe sử dụng cùng thiết bị di động, độ nhạy phải đạt ít nhất 90dB. Nếu không âm lượng có thể không đủ đối với người nghe.

Những thông số độ nhạy:

3.6 Hệ số hài – Harmonic factor

Hệ số hài của một bộ khuyếch đại là một phép đo độ méo phi tuyến. Phương pháp khuếch đại tín hiệu và chuyển đổi tín hiệu điện thành âm thanh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các thiết bị điện tử và thiết bị tương tự. Sự khác biệt này có thể dẫn đến nhiều kiểu méo tín hiệu. Chẳng hạn như làm giảm “độ trong suốt” của âm thanh hay sự xuất hiện của tiếng ồn, âm sắc của âm thanh bị biến dạng.

Tỉ lệ giữa độ méo tín hiệu bổ sung (hoặc sóng hài) so với đầu ra của tín hiệu chính. Nói một cách khác, hệ số hài thể hiện số lượng nhiễu xuất hiện trong quá trình biến đổi tín hiệu âm thanh. Tỉ lệ của tín hiệu âm thanh với hệ số hài được tính bằng phần trăm. Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 0.1 đến 0.5% thì chất lượng âm thanh đầu ra sẽ rất tốt, ít bị ảnh hưởng bởi tạp âm.

3.7 Cách âm – Isolation

Tai nghe ngày nay thường cung cấp khả năng cách âm với tiếng ồn bên ngoài môi trường rất tốt. Tiếng ồn (xe cộ, nói chuyện,…) có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh khi đến tai của bạn. Tai nghe lưng đóng (closed-back) là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn có không gian riêng thưởng thức âm nhạc.

Mức độ cách âm cũng là một thông số kỹ thuật được nhà sản xuất đưa ra và tính bằng decibel. Giá trị này phụ thuộc hoàn toàn vào tai nghe và thường nằm trong khoảng 3 tới 37 dB.

3.8 Đường kính màng loa – The diameter of the membrane

Đường kính màng loa là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh tai nghe và nó tỉ lệ thuận với nhau. Tức là màng loa càng lớn thì âm thanh càng tốt. Màng loa lớn có thể tái tạo những dải tần cao và trung bình. Ví dụ tai nghe của bạn có đường kính màng loa từ 9 – 12mm thì chỉ có thể tái tạo âm thanh tần số thấp. Nếu muốn có âm thanh chất lượng cao, đường kính màng loa phải từ 30mm trở lên. Monitor headphone (tai nghe kiểu âm) là đại diện tiêu biểu cho những loại tai nghe này.

3.9 Số lượng driver – Number of drivers

Số lượng driver được sử dụng trong tai nghe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm. Tùy thuộc vào mục đích có muốn làm thay đổi hoặc tăng chất lượng âm thanh hay không mà các nhà sản xuất sử dụng nhiều driver trong một tai nghe. Mỗi driver lại đảm nhiệm vai trò và truyền một tần số riêng. Thường thì trong tai nghe sử dụng 3 driver. Mỗi driver sẽ đảm nhiệm truyền những dải tần số thấp, trung bình và cao. Không những vậy, nếu sử dụng nhiều driver thì tai nghe cũng có khả năng cung cấp âm thanh vòm rất ấn tượng.

3.10 Đáp ứng tần số – Frequency resoponse

Đáp ứng tần số cho biết dải tần mà tai nghe có thể tái tạo âm thanh. Con người có thể cảm nhận được âm thanh ở dải tần số 20 – 20,000. Các hãng sản xuất đưa ra giá trị của đáp ứng tần số từ thấp đến cao. Tuy nhiên họ lại không để sai số. Sai số khoảng ± 3 dB là lý tưởng. Nếu là người dùng bình thường thì thông số này thực sự bạn không cần quan tâm.

3.11 Áp suất âm thanh tối đa – Maximum sound pressure

Áp suất âm thanh tối đa là ngưỡng mà âm thanh đầu ra của tai nghe sẽ bắt đầu bị méo. Áp suất âm thanh thường được đo trong củ tai tại một tần số nhất định và được ghi nhận tại một lượng tổng méo hài trong tín hiệu đầu ra.

3.12 Tổng méo hài – Total harmonic distortion

Tổng méo hài là phép đo độ méo hài trong tín hiệu âm thanh dưới dạng phần trăm âm bội tích lũy được thêm vào một tần số cơ bản. Và được đo dễ dàng nhất bằng sóng hình sin.

Thông số kỹ thuật này là một cách phổ biến và dễ hiểu hơn để chỉ ra mức áp suất tối đa của âm thanh. 0.5% THD là ngưỡng đặc trưng khi đo mức áp suất âm thanh tối đa của tai nghe.

4. Tính năng

4.1 Công nghệ

Công nghe trong tai nghe
4.1.1 DSP – Digital Signal Processing

Bộ chuyển đổi tín hiệu số cho phép cải thiện đáng kể chất lượng truyền âm thanh.

4.1.2 ANC – Active Noise Cancelling

Công nghệ khử tiếng ồn chủ động làm giảm tạp âm trong quá trình nghe nhạc.

4.1.3 Surround sound

Công nghệ âm thanh vòm là một chế độ phát âm thanh trong không gian rất đặc biệt cho phép tạo ra âm thanh từ nhiều kênh.

4.1.4 Change of voice

Một vài tai nghe cho phép người dùng đổi giọng nói của họ.

4.1.5 FM-radio

Một số tai nghe headsets được tích hợp bộ dò đài để bạn có thể nghe được FM.

4.1.6 Multipoint connection

Công nghệ kết nối đa điểm cho phép tai nghe kết nối và hoạt động với nhiều thiết bị cùng một lúc.

4.1.7 Automatic channel conversion

Công nghệ chuyển đổi kênh tự động đã làm cho việc thay đổi các kênh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong trường hợp kênh hiện tại bị nhiễu, tai nghe sẽ chuyển sang một kênh “sạch sẽ” hơn để đảm bảo chất lượng truyền dẫn.

4.1.8 Automatic pairing

Bằng cách sẻ dụng công nghệ tự động kết nối, tai nghe của bạn sẽ tự động ghép với thiết bị khác thông qua kết nối tự động.

4.1.9 Voice dial

Người dùng có thể quay bất kỳ số nào thông qua giọng nói của mình mà không cần nhập dữ liệu một cách thủ công nhờ vào chức năng quay số bằng giọng nói. Tính năng này rất hữu ích khi tay bạn đang bận. Nhưng phải lưu ý rằng voice dial chỉ có thể sử dụng khi thiết bị của bạn tương thích với bộ giọng nói.

4.1.10 Call waiting/holding

Chờ/ giữ cuộc gọi là tính năng vô cùng hữu ích nếu muốn đưa cuộc gọi vào tình trạng chờ khi bạn chưa sẵn sàng nghe máy. Tính năng này chỉ hoạt động trong trường hợp thiết bị kết nối tương thích với  “Hands-Free Profile” và “Headset Profile”.

4.1.11 Repeat the last number

Bằng cách sử dụng tùy chọn này, người dùng có thể quay số đã quay gần nhất để tạo một cuộc gọi nhanh. Thiết bị kết nối phải tương thích với  “Hands-Free Profile” và “Headset Profile”.

4.1.12 aptX

Với bộ mã hóa và giải mã Bluetooth aptX, bạn có thể thu được tính hiệu có chất lượng tương tự đĩa CD và nằm trong dải tần từ 20 tới 20,000Hz. Giới hạn lớn nhất của công nghệ này là tiêu tốn nhiều điện năng. Chính vì lý do này mà aptX Bluetooth codec chỉ được dùng ở một số tai nghe cao cấp.

4.1.13 aptX HD

Tốc độ mẫu 48kHz được sử dụng trong chuẩn aptX HD. Mẫu này cung cấp thông lượng 576kBps ở 24 bit. Bạn có thể nhận được chất lượng tín hiệu tốt hơn cả đĩa CD với công nghệ aptX HD. Tuy nhiên, bộ mã hóa và giải mã (codec) phải tương thích với điện thoại hoặc máy nghe nhạc.

4.1.14 AAC

Mã hóa âm thanh nâng cao (Advanced Audio Coding) là một thuật toán đa kênh hỗ trợ phát trực tuyến. Tốc độ mẫu của AAC từ 8 đến 96 kHz, số lượng kênh từ 1 tới 48. Hiệu suất mã hóa của AAC rất tốt, ngay ca khi tốc độ bit thay đổi và giữ nguyên.

4.1.15 A2DP Profile

Viết tắt của Advanced Audio Distribution Profile. Người dùng có thể nghe nhạc qua tai nghe từ bộ nhớ của bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ A2DP profile và bluetooth với sự có mặt của hệ thống âm thanh nổi.

4.1.16 AVRCP Profile

Công nghệ hỗ trợ điều khiển từ xa các chức năng media trên thiết bị của bạn. Tuy nhiên AVRCP (Audio/Video Remote Control Profile) phải hỗ trợ tai nghe và điện thoại mới hoạt động được.

4.1.17 LED indicator

Một đèn LED được tích hợp trên tai nghe để thông báo cho người dùng tình trạng PIN, có cuộc gọi nhỡ,… thông qua màu sắc của nó.

4.1.18 Screen

Màn hình được tích hợp trên vỏ tai nghe giúp người dùng có thể xem một số thông tin trên điện thoại như danh bạ chẳng hạn.

4.1.19 Automatic volume adjustment

Tính năng tự động điều chỉnh âm lượng giúp tai nghe có thể tăng hoặc giảm âm lượng tùy thuộc vào môi trường xung quanh.

4.2 Thiết kế

Thiết kế tai nghe
4.2.1 Folding design

Bạn có thể gập tai nghe khi cần để tiết kiệm diện tích. Những loại tai nghe có thiết kế dạng gập rất phù hợp với những bạn hay đi du lịch.

4.2.2 Waterproof/water-resistance

Những chiếc tai nghe thể thao thường có khả năng chống nước và chống bụi bẩn. Bạn có thể sử dụng những chiếc headphone này khi đi tập thể dục hay dưới trời mưa.

4.2.3 Volume control

Không phải tất cả tai nghe được trang bị nút điều khiển âm lượng. Thường thì âm lượng được điều chỉnh thông qua điện thoại hoặc máy nghe nhạc. Vị trí đặt nút điều khiển âm lượng thường ở củ tai hoặc trên dây cáp. Bạn có thể thay đổi âm lượng trực tiếp mà không cần thông qua thiết bị phát nhạc.

4.2.4 Neodymium magnets

Nam châm Neodymium liên quan đến driver trong tai nghe. Các đặc tính chính của tai nghe Neodyminum gồm trọng lượng thấp, mức năng lượng từ trường cao và ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy của headphone.

4.2.5 Twisted cord

Đây là loại dây có cấu trúc tương tự như dây điện thoại. Dây xoắn có một vài nhược điểm như: không thể kéo dài dây quá 2.5m. Tuy nhiên khi mua tai nghe bạn cũng được cung cấp dây cáp thẳng để thay thế dây xoắn. Độ dài dây cáp thẳng khoẳng 2 tới 3 mét.

4.2.6 Oxygen-free copper cord

Nếu muốn có âm thanh chất lượng cao, dây Oxygen-free copper là một sự thay thế hoàn hảo cho dây cáp thông thường. Độ dẫn điện chính là sự khác biệt lớn nhất giữa chúng. Dây Oxygen-free copper có độ dẫn điện cao bởi không có “điểm va chạm” với các phần tử Oxy. Cấu trúc tinh thể đồng là chất dẫn tín hiệu tốt nhất. Oxygen-free copper không sản sinh ra bất kỳ tín hiệu nhiễu nào, chính vì lý do này mà nó được sử dụng để sản xuất dây cáp Hi-End và Hi-Fi.

4.2.7 Fabric Braiding

Dây cáp bọc dù (được cuộn vải) rất bền. Bạn có thể sử dụng tai nghe ngay cả thời tiết mùa đông lạnh giá nhờ vào bản chất chống lạnh của vải dù. Bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề dây bị rối.

4.2.8 Adapter 2.5mm

Bạn sẽ cần một adapter 2.5mm nếu muốn cắm tai nghe vào jack 2.5mm. Jack 2.5mm được tích hợp vào trong một số thiết bị nghe nhạc do thiết bị ưu tiên về độ mỏng.

4.2.9 Adapter 3.5mm

Bạn có thể kết nối tai nghe với bất kỳ thiết bị di động nào hỗ trợ jack 3.5mm. Nếu tai nghe của bạn sử dụng jack 6.3mm thì cần phải có adapter chuyển đổi.

4.2.10 Adapter 6.3mm

Nếu bạn có tai nghe với adapter 6.3mm, bạn có thể kết nối nó với hầu hết các hệ thống loa với jack 6.3mm.

4.2.11 Airplane adapter

Bạn có thể kết nối tai nghe với cabin bằng cách sử dụng bộ chuyển đổi đặc biệt này. Hệ thống âm thanh nội bộ được tích hợp vào hầu hết các máy bay hiện đại, cung cấp cho hành khách âm thanh của một bản nhạc hay video.

4.2.12 Interchangeable panels

Một vài tai nghe được trang bị bảng điều khiển trông rất hiện đại.

4.2.13 Replaceable ear cushions

Khi đệm tai nghe không phù hợp với bạn hoặc bị xuống cấp trầm trọn, bạn có thể thay nó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN