Bạn đang muốn mua một chiếc tai nghe headphone về để nghe nhạc, xem phim hay chơi game. Nếu lướt qua một lượt trên mạng và ngoài cửa hàng thì có vô số tai nghe cho bạn lựa chọn. Chính vì vậy bạn đang phân vân không biết mua tai nghe headphone nào phù hợp với mình. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Cách chọn mua tai nghe headphone chất lượng
Nắm được những kiến thức cơ bản
Tai nghe on-ear
Tai nghe headphone kiểu on-ear sẽ mang lại âm thanh chất lượng cao và tự nhiên. Hai củ tai sẽ nằm trên vành tai người nghe. Một số bạn sẽ cảm thấy thoải mái với kiểu tai nghe này bởi chúng không che hoàn toàn hay chui vào trong tai.
- Với kiểu tai nghe headphone on-ear, tiếng ồn bền ngoài dễ bị lọt vào bên trong. Tuy nhiên đây cũng là lựa chọn phù hợp cho những bạn vừa muốn thưởng thức âm nhạc mà vẫn cảm nhận được âm thanh xung quanh mình.
- On-ear headphone mang đến âm thanh “mở” giúp độ tự nhiên của âm thanh tốt hơn so với loại tai nghe over-ear.
- Thường thì tai nghe headphone on-ear có trọng lượng nhẹ hơn loại over-ear những vẫn đảm bảo được độ bền và chắc chắn. Tính di động cũng cao hơn do thiết kế khá gọn, không cồng kềnh.
Tai nghe over-ear
Tai nghe headphone kiểu over-ear sẽ ngăn cản mọi âm thanh từ bến ngoài lọt vào tai người dùng. Cũng được biết đến với cái tên full size headphone, hai củ tai sẽ bao trọn lấy tai của bạn. Âm thanh của chúng có thể không được tự nhiên như loại on-ear. Đổi lại bạn sẽ có một không gian riêng để thưởng thức những bản nhạc yêu thích.
- Một số người dùng lại cảm thấy không thoải mái khi tai bị che toàn bộ, có cảm giác hơi bí. Vì thế hãy thử nhiều tai nghe xem củ tai có vừa với bạn không.
- Tai nghe over-ear thường được làm bằng những chất liệu chắc chắn. Vì vậy mà chúng khá nặng và cồng kềnh, mang theo cũng khó khăn hơn loại on-ear.
Tai nghe in-ear
Tai nghe loại in-ear (nhét tai) là sự lựa chọn hoàn hảo cho tính di động. Còn được biết đến là earbuds, in-ear headphone dễ mang đi làm, du lịch hơn và đặc biệt là ít gây sự chú ý bởi sự nhỏ gọn. Bạn cũng phải sẵn sàng cho việc bỏ thêm tiền để có được chất lượng âm thanh tốt hơn.
- Với kích thước nhỏ, những cặp tai nghe nhét tai tầm trung và giá rẻ khó có thể mang lại âm thanh chất lượng cao. Tuy nhiên có một vài ngoại lệ như Beats X và Bose Quiet Control 30.
- Do đặc thù của tai nghe là nhét vào tai, in-ear headphone có khả năng cách âm khá tốt. Điều này cũng phụ thuộc vào nút tai nghe có vừa lỗ tai bạn không nữa.
Tai nghe không dây
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mua tai nghe headphone không dây. Công nghệ chế tạo và sản xuất headphone đang không ngừng phát triển. Headphone không dây truyền và nhận tín hiệu qua Bluetooth hoặc RF đang ngày càng phổ biến.
Tai nghe không dây rất tiện ích và phù hợp với những bạn hay đi làm xa, du lịch, tập thể dục. Tuy nhiên chất lượng âm thanh và độ ổn định khi kết nối thì lại không bằng được tai nghe có dây. Chưa kể đến việc chúng cần PIN để hoạt động.
Thông số kỹ thuật
Đọc và biết chọn lọc các thông số kỹ thuật quan trọng với bạn. Có thể có nhiều thuật ngữ sử dụng trong headphone bạn chưa từng nghe. Điều này dẫn đến bạn phải trả thêm tiền cho những tính năng mình không dùng đến.
- Các hãng sản xuất thường không thống nhất cách đo độ nhạy hay âm thanh phát ra ở mức âm lượng nhất định. Thông thường, độ nhạy nằm trong khoảng 80 tới 125 dB SPL/mW sẽ mang lại âm thanh chất lượng tốt.
- Đừng chọn những tai nghe có tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR) thấp hơn 20 : 1 nếu bạn không muốn âm thanh khó nghe và không rõ ràng.
- Nếu không phải là chuyên gia âm nhạc hay chỉ sử dụng tai nghe ở nhà thì thông số trở kháng bạn cũng không cần quan tâm lắm. Đối với hầu hết người dùng, trở kháng dưới 50Ω sẽ mang lại âm thanh chất lượng và chi tiết.
Chọn tính năng đặc biệt
Tai nghe khử tiếng ồn
Công nghệ khử tiếng ồn cho phép tai nghe loại bỏ hết những tạp âm bên ngoài môi trường. Những tai nghe kiểu over-ear là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bạn học và làm việc tại những nơi ồn ào.
- Tai nghe có khử tiếng ồn thường đắt hơn các loại tai nghe khác.
- Do hình dáng to và cồng kềnh, tai nghe khử tiếng ồn sẽ không di động bằng in-ear headphone.
- Nếu bạn vừa muốn nghe nhạc vừa có thể cảm nhận được những chuyển động xung quanh mình thì không nên chọn tai nghe khử tiếng ồn.
Tai nghe âm thanh vòm
Nếu sử dụng cho mục đích xem TV hay chơi game thì hãy chọn tai nghe âm thanh vòm bởi chúng mang lại âm thanh sống động nhất.
Tai nghe giới hạn âm lượng
Hãy chọn những chiếc tai nghe có giới hạn âm lượng dành cho trẻ nhỏ. Nếu đang có ý định đầu tư cho con nhỏ một chiếc tai nghe thì hãy cân nhắc chọn một tai nghe âm lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến thính giác.
Mua tai nghe Headphone
Đọc reviews
Ngày nay các sàn điện tử lớn cũng như website bán hàng đều có tính năng cho phép khách hàng phản hồi lại chất lượng sản phẩm. Sản phẩm liệu có bị nhiều đánh giá 1 sao hay không? Đọc bình luận xem có vấn đề gì về sản phẩm hay không?
- Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Amazon là nơi bạn cần đọc review sản phẩm.
- Đừng để bị chi phối bởi một vài bình luận tiêu cực mà ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn. Các sàn điện tử trên đều có đánh giá số sao trung bình, bạn hãy ưu tiên nhìn vào đó.
- Để ý những bình luận có vẻ liên quan đến vấn đề bạn còn băn khoăn chưa quyết định mua.
Chọn thương hiệu
Đồ điện tử nói chung và tai nghe nói riêng theo thời gian sẽ bị lỗi thời. Một vài tai nghe đến từ các hãng nổi tiếng cũng chưa chắc đem lại âm thanh tốt nhất. Tất nhiên đây chỉ là số ít. Nếu có thể bạn hãy cố gắng chọn tai nghe dựa vào nhu cầu cũng như sự hiểu biết của bản thân, tránh đưa ra quyết định dựa vào thương hiệu.
- Tai nghe Beats by Dre phù hợp cho hiphop và lồng tiếng, còn để nghe nhạc thì lại không được đánh giá cao.
- Các thương hiệu ít nổi tiếng hơn như Optoma, Sennheiser, Bang và Olufsen nhưng có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm âm thanh tốt nhất.
Đeo thử
Một chiếc tai nghe headphone chất lượng cao khi đeo lên thường ít gây sự chú ý. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi mới chỉ đeo tai nghe được một vài phút. Hay rơi khỏi tai sau cái quay đầu nhẹ của bạn. Bạn nên thử ngay chiếc headphone mới.
- Trong lúc thử, hãy bật một vài bài nhạc thuộc các thể loại khác nhau xem chất lượng âm thanh tai nghe đến đâu.
- Kiểm tra dây (nếu có) xem có đủ cứng cáp và bền bỉ để sử dụng trong thời gian dài hay không.
- Kể cả khi mua online, bạn nên đến trực tiếp cửa hàng để thử. Bỏ ra chút thời gian để lựa chọn được một chiếc tai nghe xịn, tại sao không.
Đề phòng hàng nhái
Nếu bạn mua tai nghe trên mạng, hãy cẩn thận kiểm tra toàn bộ tai nghe nếu không muốn mua phải hàng nhái, kém chất lượng.
- Mua hàng trực tuyến từ các cửa hàng uy tín.
- Kiểm tra số seri sản phẩm với nhà sản xuất xem có trùng không.
- Hãy tin vào trực giác của bạn. Nếu thấy lỗi chính tả hay font chữ lộn xộnn trên hộp, sản phẩm có vẻ khác với những gì mong đợi hay màu sắc không khớp với quảng cáo,… rất có thể đó là hàng giả.
Giữ lấy hóa đơn
Hầu hết các đồ điện tử mua từ thương hiệu nổi tiếng đều có thể trả lại được nếu không ưng hay sản phẩm bị lỗi trong khoảng thời gian nhất định. Giữ hóa đơn, biên lai đề phòng trường hợp tai nghe bị hỏng, lỗi.
Mua tai nghe Headphone đắt tiền chưa chắc đã tốt
Nghe có vẻ sai sai, nhưng đó là sự thật. Giá tai nghe chưa hẳn quyết định chất lượng của nó. Nếu bạn muốn có một chiếc headphone âm thanh chất lượng cao và giá cả phải chăng, hãy làm theo hướng dẫn trên. Rất nhiều tai nghe đến từ các hãng chưa được nổi tiếng như 1More, Optoma, Shure và Chinese HIFIMAN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.
Bạn cũng không nên tin vào quảng cáo của hãng cũng như những bài báo review được nhà sản xuất thuê viết về sản phẩm của họ.