Tai nghe là một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta. Nhiều người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay luôn mang tai nghe bên mình như một vật bất ly thân. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để sở hữu cho mình một chiếc tai nghe cao cấp của các hãng Bose, Beats,…
Điều không thể chấp nhận được và có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường đó là chỉ trong vòng 1 đến 2 năm tai nghe có dấu hiệu xuống cấp rõ ràng. Trong khi đó trên thị trường lại ra mắt nhiều mẫu tai nghe mới khiến bạn bị cám dỗ và sẵn sàng bỏ tiền ra mua chiếc headphone mới.
Nguyên nhân chính dẫn đến tai nghe bị xuống cấp nhanh chóng đó là vấn đề vệ sinh. Tai nghe bám bẩn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng âm thanh của tai nghe.
Tại sao cần phải vệ sinh tai nghe?
Việc lâu ngày hoặc không thường xuyên vệ sinh dẫn đến ráy tai, bụi bẩn mắc kẹt trong các kẽ nhỏ của tai nghe. Mọi người thường có thói quen dùng xong là vứt vào một chỗ và cứ thế bụi bẩn tích tụ và bám chặt vào tai nghe. Đến khi dùng lại không một chút do dự ấn vào tai.
Điều này rất nguy hiểm và có thể gây ra các bệnh như nhiễm trùng tai hay tắc ráy tai. Hãy tạo thói quen vệ sinh tai nghe thường xuyên để tránh bị mất một đống tiền đi đến bác sỹ khám bệnh.
Tần suất vệ sinh tai nghe bao nhiêu là đủ?
Bạn nên vệ sinh tai nghe của mình một tuần một lần . Những người hay sử dụng tai nghe khi tập thể dục thì nên vệ sinh nó sau mỗi buổi tập.
Hướng dẫn vệ sinh tai nghe
Các công cụ cần thiết:
- Một miếng vải nhỏ.
- Bàn chải.
- Tăm bông.
- Xà bông tắm.
- Nước.
- Keo dán đa năng.
Vệ sinh earphones (tai nghe nhét tai)
Vệ sinh driver tai nghe
Driver tai nghe là bộ phận quan trọng nhất của tai nghe có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu âm thanh thành dao động không khí để thính giác của con người có thể tiếp nhận được.
Giữ tai nghe sao cho phần lưới kim loại hướng xuống dưới. Sử dụng một bàn chải đánh răng khô, mềm (tốt nhất là dùng bàn chải đánh răng trẻ em) cọ nhẹ phần lưới để đánh bật bụi bẩn hoặc ráy tai bị mắc kẹt. Gõ nhẹ phần còn lại (lưng tai nghe, thường có logo nhà sản xuất) để loại bỏ các mảnh vụn.
Sử dụng một chiếc kẹp giấy uốn cong và chất kết dính như blu-tack, ngoái qua lưới thép để loại bỏ tất cả bụi bẩn còn sót lại.
Làm ẩm một miếng vải nhỏ với còn tẩy rửa hoặc nước rửa tay và lau qua lưới kim loại cũng như dây tai nghe.
Chú ý: Không ngâm miếng vải vào cồn bởi khi bạn lau không cẩn thận thể làm hỏng tai nghe.
Vệ sinh núm tai nghe
Tai nghe earphones như IEMs thường có núm tai nghe bằng silicone, có thể tháo ra được, giúp tai nghe ấn vừa vặn và bám chặt lấy tai.
- Tháo núm tai nghe silicone và ngâm chúng trong nước ấm xà phòng trong khoảng 5 phút.
- Tiếp đến, bạn rửa sạch các kẽ núm, sau đó lau sạch và để chúng khô hoàn toàn trên khăn giấy trước khi gắn lại vào tai nghe.
Chú ý: 2 bước trên chỉ áp dụng cho núm tai nghe làm bằng silicone. Không áp dụng cho núm tai làm bằng xốp hoặc bất kỳ chất liệu nào thấm nước.
Vệ sinh dây
Đây là phần kín nhất của tai nghe nên việc vệ sinh cũng đơn giản hơn. Bạn có thể dùng nước rửa chén bát hoặc dung dịch axeton, nhỏ một lượng vừa phải vào khăn mềm và lau theo chiều dọc của tai nghe.
Chú ý: vuốt thật nhẹ nhàng vì có thể làm đứt dây nếu dùng lực quá mạnh. Tốt nhất bạn hãy nhẹ tay làm lại nhiều lần để có kết quả tốt nhất.
Vệ sinh headphone (tai nghe chụp tai)
Vệ sinh headphones khó và phức tạp hơn vệ sinh earphones một chút bởi có một số phần của headphone làm bằng da hoặc xốp dễ bị rách. Hãy nhẹ nhàng khi lau chùi nếu bạn không muốn mua đệm tai mới.
Tháo toàn bộ đệm tai ra, sau đó lau bên ngoài tai nghe bằng miếng vải nhỏ được làm ẩm bởi mội ít xà phòng và nước ấm. Lau khô bằng khăn giấy và để khô hoàn toàn ngoài không khí.
Làm ướt miếng vải nhỏ bằng cồn hoặc nước rửa tay, nhẹ nhàng lau bên ngoài miếng đệm tai. Ngâm bông ngoái tai trong cồn hoặc nước rửa tay và dùng nó để làm sạch mọi ngóc ngách đệm tai.
Chấm một ít cồn hoặc nước rửa tay lên bề mặt lưới kim loại, sau đó nhẹ nhành trà cả 2 mặt đệm tai nghe. Điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ lâu nay trong đệm tai. Việc trà xát nhẹ nhàng cũng giúp đánh bay bụi bẩn.
Để miếng đệm tai khô hoàn toàn trong không khí trên một tắm khăn khô trước khi lắp lại vào củ tai.
Chú ý: phơi nơi tai nghe nơi khô ráo sạch sẽ tránh để bụi bẩn bám lại.
Phương pháp vệ sinh nâng cao
Ngoài 2 cách trên bạn cũng có thể làm sạch tai nghe mình bằng một số cách nâng cao hơn như sử dụng máy hút thính. Máy hút thính này sẽ giúp bạn làm sạch tai nghe một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên bạn sẽ tốn kha khá tiền cho việc mua thiết bị này đấy.
Vệ sinh jack cắm tai nghe
Vệ sinh tai nghe thôi là chưa đủ. Jack cắm tai nghe cũng là phần “chứa” bụi bẩn nhiều nhất.
Theo thời gian sẽ không tránh được khả năng jack cắm không nhận tai nghe do bụi bẩn đóng trong đó. Điều này sẽ khiến cho chất lượng âm thanh khi bạn sử dụng tai nghe bị giảm sút.
Để làm sạch jack cắm cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng tăm bông và ngoáy nhẹ vào jack cắm. Hoặc bạn có thể sử dụng một cây tăm có cuốn băng keo 2 mặt xung quanh, sau đó nhẹ nhàng xoay nhẹ bên trong jack cắm.
Bạn nên sử dụng các loại ốp điện thoại có trang bị phần nắp đậy jack cắm, để tránh bị đóng bụi bẩn.
Giữ tai nghe khô ráo, tránh ẩm
Đối với tai nghe on-ear và over-ear, sau thời gian sử dụng phần đệm tai sẽ bị hút ẩm. Điều này sẽ làm tăng khả năng bám bẩn và tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sống.
Để tránh vấn đề này, bạn hãy tận dụng các gói hút ẩm thường có ở các gói thực phẩm. Sau đó đặt chúng vào đệm tai nghe của bạn. Gói hút ẩm này sẽ giúp tai nghe của bạn luôn khô ráo, tránh ẩm và hạn chế hư hỏng tai nghe.
Nếu phần đệm tai nghe của bạn đã qua sử dụng quá lâu, thì tốt hơn hết bạn nên thay phần đệm tai để thưởng thức chất lượng âm thanh một cách tốt nhất.
Chú ý:
- Bảo quản tai nghe trong một chiếc túi khi không sử dụng.
- Tránh sử dụng tai nghe trong môi trường khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đối với loại tai nghe earbuds hoặc headphones có dây, không được cuộn dây cáp hay cuốn xung quanh thiết bị khi tai nghe vẫn đang cắm.
- Luôn rút tai nghe hoặc dây sạc bằng cách giữ đầu phích cắm chứ không phải dây cáp.
Giữ cho đôi tai của bạn luôn sạch sẽ
Bên cạnh việc vệ sinh tai nghe cũng như jack cắm, bạn cũng cần giữ đôi tai của bạn luôn sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh tai hay dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng để làm sạch tai.
Chú ý: không nên sử dụng bông ngoáy tai để vệ sinh tai, điều này không chỉ không làm sạch tai mà còn khiến cho ráy tai của bạn bị đẩy sâu vào trong tai.
Hãy tạo cho mình một thói quen vệ sinh tai nghe để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như làm tăng độ bền cho tai nghe.
Tham khảo: How To Clean Headphones: The Only Guide You Ever Need