Tất tần tật về keycap bàn phím cơ

Tất tần tật về keycap bàn phím cơ

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 04/09/21

Chia sẻ bài viết :

Keycap là thuật ngữ được dùng trong bàn phím cơ, nó chính là phím trên bàn phím cơ.

Hiện nay keycap rất đa dạng về chất liệu, profile (độ cao cũng như độ nghiêng của phím) và cách thức in ký tự lên bề mặt.

Để chọn mua cho bản thân một bàn phím cơ chất lượng thì ngoài kiểu dáng, nhãn hiệu cũng như switch ra thì người dùng còn phải biết thêm về keycap nữa.

Chất liệu keycap

Hầu hết keycap đều được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách nung chảy chất liệu nhựa, sau đó bơm áp suất vào khuôn bằng thép rồi để nguội.

Tùy vào chất liệu nhựa khác nhau mà thành phẩm sẽ co lại nhiều hay ít khi nguội hẳn.

Có rất nhiều các chất liệu để làm keycap: ABS, PBT, PVC, POM,…

NHỰA ABS

Keycap nhựa abs bàn phím cơ

Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) có tính đàn hồi cao và co lại ít nhất trong các loại nhựa khi đúc khuôn.

Các mẫu bàn phím cao cấp như của Filco, Das Keyboard, Fulhen … đều sử dụng loại nhựa này.

Cách để phân biệt keycap ABS với các loại keycap khác đó chính là cảm giác gõ rất chắc chắn.

Cảm giác khi gõ keycap ABS rất đầm tay, âm thanh phát ra từ loại keycap này từng sẽ kêu *tách tách* nghe rất êm và trong

Ưu điểm: rất bền và khó xứt mẻ.

Khuyết điểm: bề mặt sẽ trở nên bóng khi sử dụng lâu, bị ngả vàng khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng (vì có tia cực tím).

NHỰA PBT

Keycap nhựa pbt bàn phím cơ

Nhựa PBT (Polybutylene Terephtalate) cứng hơn ABS, có bề mặt nhám hơn một chút, co lại nhiều hơn khi đúc khuôn nên chỉ có các hãng như Cherry – Poker – Leopold và một số hãng khác sử dụng.

Hầu hết các sản phẩm tầm trung trở xuống như các bàn phím membrane thì sử dụng nhựa PBT cho keycaps là chính còn khung bàn phím thì có thể sử dụng cả PBT hoặc ABS.

Keycap PBT khi gõ sẽ nghe tiếng đục và *bụp bụp*.

Ưu điểm: không bị bóng hay ngả vàng khi sử dụng lâu.

Khuyết điểm: chất liệu nhựa giòn nên dễ vỡ.

NHỰA POM

Keycap nhựa pom bàn phím cơ

Nhựa POM (Polyoxymethylene) có độ chống chịu rất tốt, chống trầy xước – chống hóa chất tẩy rửa.

Thuộc dạng nguyên liệu cao cấp nên ít nhà sản xuất chọn loại nhựa này để làm keycap.

Ưu điểm: chống trầy, không bị tác động mạnh bởi hóa chất tẩy rửa.

Khuyết điểm: giá thành cao, độ bám bề mặt ít nên có cảm giác trơn trượt.

NHỰA PC

Keycap nhựa pc bàn phím cơ

Nhựa PC (Polycarbonate) là loại nhựa trong suốt, khá cứng, đa số được sử dụng cho các bàn phím có đèn LED.

Không phổ biến bằng PBT và ABS.

Nhựa PC có thể được sản xuất riêng thành keycap hoặc trộn với chất liệu khác thành ABS-PC.

Ưu điểm: đẹp, bền ngang ngửa keycaps ABS, không ngả vàng.

Khuyết điểm: hơi hiếm.

NHỰA PVC

Keycap nhựa pvc bàn phím cơ

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) khá cứng, được sử dụng để sản xuất keycap là chính chứ không sản xuất khung bàn phím.

Nhựa PVC có độ cứng và độ bám trung bình nhưng khá nhạy cảm với nhiệt độ.

Độ phổ biến đứng sau nhựa ABS.

Được các hãng lớn như Logitech – Dell – HP và nhiều ông lớn khác sử dụng.

Ưu điểm: cứng, khá bền.

Khuyết điểm: dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.

KIM LOẠI

Keycap kim loại bàn phím cơ

Kim loại sử dụng chủ yếu hiện nay là nhôm và kẽm.

Tốn chi phí gia công hơn nhưng bù lại thành phẩm đẹp và lung linh hơn nhiều.

Không chỉ in hình đủ thứ keycap kim loại còn có thể tạo những loại hình nổi bật ra khỏi bề mặt làm cho bàn phím vừa độc vừa đẹp.

Ưu điểm: đẹp, bền, nhiều mẫu mã.

Khuyết điểm: giá thành cao, hàng hiếm, tạo ra tiếng ồn lớn khi gõ.

Profile keycap

Keycap profile bàn phím cơ

Profile keycap là độ cao cũng như đội nghiêng của mỗi loại keycap.

Profile ảnh hưởng đến âm thanh cũng như cảm nhận khi gõ.

Mỗi hãng lại có một profile keycap riêng cho mình.

Sở dĩ có điều này, đó là sự cạnh tranh về mẫu mã, sự tiện ích cũng như muốn tăng mức độ trải nghiệm và đem lại sự thoải mái của người dùng.

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều loại keycap khác nhau được thiết ra để tùy chỉnh riêng cho từng loại bàn phím hoặc nhà sản xuất có thể thiết kế đại trà các loại keycap này cho mọi loại phím khác nhau.

OEM

Keycap oem profile bàn phím cơ

OEM (Original Equipped Manufacturer) nôm na là dạng profile từ lúc xuất xưởng.

Đây là loại keycap khá phổ biến, đa số những mẫu bàn phím cơ sẽ sử dụng OEM Profile do nhà sản xuất tự làm và thiết kế riêng cho một loạt một số mẫu bàn phím của hãng.

Đặc điểm nổi bật là độ “trung tính” và làm quen dễ dàng tới mức bất cứ ai, người mới hay dân chơi lành nghề, bất cứ thói quen nào cũng có thể thích ứng trong vài nốt nhạc.

Đặc điểm nổi bật:

Cherry

Keycap cherry profile bàn phím cơ

Nghe tên thì chắc là bạn cũng biết profile này của ông nào sản xuất rồi.

Cherry không chỉ là trùm switch thôi đâu, họ còn làm phím cơ nữa.

Profile này ban đầu được Cherry sản xuất ra để áp dụng cho các mẫu phím cơ riêng của họ. Nhưng mà về sau thì nhiều người thích quá nên một số hãng khác cũng học theo học, mang profile này lên bàn phím của mình.

Đặc điểm nổi bật:

SA

Keycap sa profile bàn phím cơ

SA (Spherical All) nghĩa là tất cả các hàng đều có dạng cầu, dùng để chỉ hình dạng mặt trên của tất cả các keycap trong bộ SA profile (đều có hình cầu lõm xuống với độ nghiêng khác nhau theo dòng).

SA cực kỳ được ưa chuộng bởi dân chơi phím cơ, chủ yếu là vì nó đẹp.

Đặc điểm nổi bật:

DSA

Keycap dsa profile bàn phím cơ

Cũng là một profile thiết kế bởi hãng SP. Nhưng không giống như SA profile, DSA profile có độ cao keycap thấp và tất cả các hàng là bằng nhau.

Đặc điểm nổi bật:

Theo bình chọn của nhiều dân chơi phím cơ lâu năm thì xếp hạng profile keycap chơi game sướng nhất nên là: CHERRY > OEM > SA > DSA.

Cách thức in ký tự

Có rất nhiều phương pháp các nhà sản xuất áp dụng in ký tự lên keycap để tiết kiệm ngân sách và tăng độ bền.

Pad-printed

Keycap pad printed bàn phím cơ

Công nghệ pad-printing sử dụng miếng đệm được nhúng mực rồi “dán” lên bề mặt keycap.

Đây là phương pháp gia công hết sức đơn giản nên độ bền của keycap này cũng rất kém (với bàn phím cơ hiện tại chỉ rất ít keycap gốc theo bàn phím cơ của 1 vài hãng sử dụng cách gia công này).

Laser-engraved

Keycap laser engraved bàn phím cơ

Sử dụng laser để khắc các kí tự trên bề mặt keycap, sau đó các màu kí tự sẽ được đổ đầy các rãnh này tạo nét.

Cách gia công này giúp ký tự keycap cực bền, không thể bị mòn, kí tự khó phai.

Nhược điểm của nó là khó gia công (vì vậy rất ít set keycap được gia công theo phương thức này) và khó vệ sinh, khi keycap bị dính bụi vào các rãnh này thì người dùng phải vệ sinh khá vất vả.

Dye-sublimated

Keycap dye sublimated bàn phím cơ

Dye-sub là cách gia công dùng nhiệt để đưa mực thấm sâu vào bề mặt keycap.

Ưu điểm của cách gia công dye-sub là kí tự cực bền, sắc nét.

Nhưng phương pháp này chỉ thực hiện được trên keycap PBT (vì keycap ABS rất dễ biến dạng bởi nhiệt), khó thực hiện (nên giá keycap dye-sub thường cao).

Dye-sub chỉ in được các ký tự màu tối, và khó tạo tương phản màu giữa kí tự và keycap trên nền keycap màu tối (dĩ nhiên vẫn có ngoại lệ như set keycap Gentleman bên dưới).

Doubleshot

Keycap double shot bàn phím cơ

Đây là cách gia công kí tự trên keycap có độ bền gần như tuyệt đối, vì để gõ bay kí tự trên keycap doubleshot thì keycap phải mòn hẳn bề mặt, mà điều này hẳn là bất khả thi rồi.

Keycap Doubleshot được đúc từ 2 lớp màu riêng biệt, 1 lớp cho keycap và lớp còn lại cho phần kí tự.

Về bản chất thì đây không phải là “in” mà đúng hơn là đúc kí tự trên keycap.

Phương pháp này giúp keycap không bao giờ bị phai và phần kí tự sẽ cực kì sắc nét (tương phản cao) vì được gia công bởi 2 màu nhựa tách biệt.

Keycap bàn phím cơ có đắt không?

Nhìn chung các loại keycap hiện nay đều có giá khá đắt do năng lực sản xuất hạn chế, nhu cầu thị trường và bản chất tương đối thích hợp của keycap tùy chỉnh, việc mở rộng bộ sưu tập của bạn có thể sẽ phải tiêu tốn khá nhiều chi phí để hoàn thiện.

Sử dụng keycap như thế nào cho đúng?

Keycap rất đa dạng về giá bán – thiết kế – chất liệu. Thế nên việc sử dụng và bảo quản sao cho đúng cách được rất nhiều người quan tâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN