RAM SPD Speed là gì? Nó ảnh hưởng thế nào tới hiệu năng máy tính? Sự khác biệt giữa RAM Tested Speed và RAM SPD Speed là gì? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
SPD RAM Speed là gì?
SPD RAM Speed là tốc độ mặc định của RAM khi truyền dữ liệu. SPD là viết tắt của Serial Presence Detect, nó là một con chip nhỏ được gắn trên RAM chứa các thông tin về thông số kỹ thuật như tốc độ, độ trễ,…
Thông tin này được đọc bởi BIOS máy tính để cấu hình RAM và đảm bảo hoạt động ổn định cho hệ thống. SPD Speed không phải là tốc độ tối đa mà RAM có thể hoạt động, đơn vị của nó là MHz. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn mua RAM.
Tested RAM Speed là gì?
Nói một cách đơn giản, Tested Speed là tốc độ mà RAM của bạn có thể hoạt động và được kiểm tra bởi nhà sản xuất hoặc người dùng thông qua các công cụ chuyên dụng.
Thông thường, thông số này sẽ được ghi trên nhãn của RAM và cũng như được quảng cáo bởi các nhà sản xuất. Để RAM hoạt động được ở Tested Speed, bạn cần ép xung cho nó.
Sự khác biệt giữa Tested RAM Speed và SPD RAM Speed
Sự khác biệt duy nhất giữa 2 thông số này nằm ở những gì chúng đo lường. SPD RAM Speed là tốc độ mặc định của RAM khi hoạt động bình thường. Mặt khác, Tested RAM Speed là tốc độ của RAM có thể đạt được sau khi ép xung.
Ưu điểm của SPD RAM Speed
- Độ ổn định: bằng việc để RAM hoạt động ở tốc độ mặc định, bạn sẽ không phải lo lắng đến trường hợp máy tính tự nhiên gặp sự cố.
- Kéo dài tuổi thọ máy: khi không ép xung bất kỳ một linh kiện nào thì PC của bạn có tuổi thọ tốt hơn.
- Hiệu quả: tùy thuộc vào ứng dụng sử dụng, có thể bạn sẽ không thấy thay đổi đáng kể nào khi RAM hoạt động ở chế độ bình thường và sau khi ép xung.
- Hiệu năng kém: tùy thuộc vào những ứng dụng sử dụng hàng ngày, hiệu suất máy tính của bạn có thể rất chậm và gây cảm giác khó chịu.
Nhược điểm của Tested RAM Speed
- Tăng hiệu năng: khi được ép xung, RAM của bạn sẽ có tốc độ truyền dữ liệu tốt hơn. Vì thế hiệu năng tổng thể của máy tính cũng được cải thiện đáng kể.
- Cải thiện khả năng đa nhiệm: một lợi ích nữa của việc overclock RAM đó là đa nhiệm trở nên thú vị và dễ dàng hơn. PC của bạn giờ đây có thể chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc mà không sợ chậm, lag.
- Tiết kiệm chi phí: PC là một khoản đầu tư không hề nhỏ đối với nhiều người. Vì thế ép xung RAM cũng là một giải pháp tiết kiệm tài chính nếu như bạn không muốn nâng cấp RAM.
- Độ ổn định giảm: máy tính của bạn sẽ hay gặp sự cố hơn sau khi ép xung RAM. Nguyên nhân có thể là do RAM không tương thích với bo mạch chủ, nhiệt độ quá cao, điện áp quá lớn,…
- Tuổi thọ PC giảm: khi máy tính hoạt động ở tốc độ cao thì cũng đồng nghĩa với việc chịu nhiều áp lực, dẫn đến giảm tuổi thọ.
- Không được bảo hành: việc ép xung không được các nhà sản xuất khuyến khích. Vì thế nếu có bất kỳ vấn đề nào với RAM của bạn thì họ sẽ không chịu trách nhiệm.
- Có thể không cần thiết: tùy vào phần mềm sử dụng, bạn có thể không cần đến ép xung RAM vì có thể gần như không có sự khác biệt quá lớn.
Cách kiểm tra SPD RAM Speed
- Lên trang chủ của CPU-Z để tải về phần mềm.
- Sau khi tải xong, cài đặt bình thường.
- Mở phần mềm lên chọn tab SPD.