Cách kiểm tra nhiệt độ CPU trên Windows, MacOS và Linux

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU trên Windows, MacOS và Linux

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 23/06/23

Chia sẻ bài viết :

Kiểm tra nhiệt độ CPU là một việc làm cần thiết, giúp bạn biết được tình trạng sử dụng CPU của PC, laptop. Vậy làm thế nào để đo được nhiệt độ của bộ vi xử lý một cách đơn giản và chính xác trên các máy tính Windows, Mac và Linux, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU không cần dùng phần mềm

Thông qua BIOS

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm

Windows

Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm khác bạn có thể thử: CPUID HWMonitor, AIDA64 Extreme, SpeedFan, Speccy,…

MacOS

Thông qua Terminal

Mặc dù có rất nhiều phần mềm hỗ trợ kiểm tra nhiệt độ CPU trên MacOS, tuy nhiên người dùng Apple có thể biết được nhiệt độ của CPU thông qua Terminal.

Việc của bạn đơn giản chỉ là mở Terminal lên và thực thi dòng lệnh sau sudo powermetrics --samplers smc |grep -i "CPU die temperature"

Trong trường hợp câu lệnh trên không hoạt động, hãy thử gõ bằng tay thay vì copy-paste. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với Intel Mac.

Thông qua phần mềm

Ngoài ra còn một số phần mềm khác bạn có thể thử: Monit, iStat Menus

Linux

Thông qua Terminal

Mở terminal và thực thi dòng lệnh sau cat /sys/class/thermal/thermal_zone*/temp

cách kiểm tra nhiệt độ cpu 7

Đầu ra của câu lệnh trên là một số gồm 5 chữ số. Con số này chính là nhiệt độ CPU hiện tại máy tính của bạn. Ở vị dụ trên, 49000 tương ứng là 49 độ C.

Thông qua phần mềm

Psensor là một ứng dụng GUI cho phép người dùng theo dõi nhiệt độ các linh kiện trên máy tính. Công cụ này cũng cho phép người dùng theo dõi mức sử dụng CPU cũng như tốc độ quạt.

Trước khi cài đặt Psensor, bạn cài cài đặt và cấu hình Lm-sensors.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU khi chơi game

Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi thêm các thông tin khác về RAM, GPU,…

Các câu hỏi thường gặp

Tại sao CPU lại sinh nhiệt?

Khi sử dụng dụng máy tính, CPU sẽ tiếp nhận thông tin của người dùng và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng khi xử lý các tác vụ. Nhiệt độ này cần được giải phóng, lan tỏa ra ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt, gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.

Khi nhiệt độ chạm mốc 98 -105 độ C, CPU sẽ bắt đầu giảm tốc độ hoạt động. Điều này giúp nó giảm nhiệt độ xuống mức trung bình. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn mốc được cho phép, CPU sẽ tự tắt để tránh hỏng hóc nặng nề trên máy tính của bạn.

Tại sao cần phải kiểm tra nhiệt độ CPU?

Bộ vi xử lý máy tính của bạn thực hiện hàng triệu tính toán mỗi giây, điều này rất dễ khiến nó bị nóng. Nếu nhiệt độ quá nóng mà bạn không nhận ra thì rất dễ khiến cho máy tính hoạt động không ổn định hoặc thậm chí gặp sự cố nghiêm trọng. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn cần kiểm tra nhiệt độ CPU

Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường?

Điều này còn phụ thuộc vào loại CPU bạn sử dụng. Nhìn chung, CPU có nhiệt độ nằm trong khoảng 40-65°C được coi là phạm vi an toàn cho khối lượng công việc bình thường. Nếu chạy các ứng dụng hoặc trò chơi nặng, phạm vi nhiệt độ bình thường của CPU có thể nằm trong khoảng 70–80°C.

Đối với một bộ PC gaming sử dụng CPU cao cấp và có hệ thống tản nhiệt, bạn sẽ thấy nhiệt độ CPU thông thường trong khoảng 50°C mà không chạy bất kỳ một ứng dụng hay trò chơi nặng nào.

Trên Ultrabook, nhiệt độ CPU dao động khoảng 75°C cho một ngày làm việc bình thường. Lý do là bởi nó rất mỏng khiến việc tản nhiệt của CPU trở lên khá khó khăn.

CPU nên nóng ở mức nào?

Ở mức làm việc cao nhất, nhiệt độ CPU trung bình có thể lên tới 80–85°C , và đây có thể là giới hạn hoạt động cho CPU. Nhiệt độ liên tục trên 80°C có thể gây hư hại lâu dài cho CPU. Nếu nhiệt độ CPU cao hơn 90°C trong vài giờ, điều này có thể làm giảm tuổi thọ bộ vi xử lý.

Nhiệt độ CPU tốt để chơi game là bao nhiêu?

Nhiệt độ CPU tốt khi chơi game là từ 65-85°C. Mặc dù nhiệt độ trung bình trên 85°C là ổn trong một vài phút chơi game nhưng đây không phải là mức nhiệt độ lý tưởng để gaming trong khoảng thời gian dài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN