Có rất nhiều cách để phân biệt Apple Watch giả (fake) và thật. Cách nhanh nhất đó là nhìn vào mã sê-ri được in ở mặt sau đồng hồ, sau đó nhập mã đó lên trang web Apple Check Converage.
Đây là trang của Apple, nó sẽ cho biết thiết bị của bạn có phải là hàng thật hay không. Nếu cách này vẫn chưa đủ làm bạn yên tâm thì vẫn còn rất nhiều phương pháp để phân biệt Apple watch fake và real.
Các cách phân biệt Apple Watch fake
Xác minh số sê-ri
Như đã đề cập ở trên, xác minh số sê-ri là cách tốt nhất để phân biệt được Apple Watch giả.
Công việc của bạn rất đơn giản, chỉ cần điền số sê-ri ở mặt sau đồng hồ lên trang web Apple Check Converage. Sau đó nhập mã Captcha và cuối cùng là nhấn Continue.
Sau khi nhấn nút Continue, kết quả ngay lập tức sẽ hiện ra. Nếu số sê-ri hợp lệ (khớp với số sê-ri trong hệ thống dữ liệu của Apple) thì kết quả sẽ trông giống với hình ảnh bên dưới.
Thứ duy nhất bạn cần quan tâm đó dòng đầu tiên (Valid Purchase Date) có được tích xanh hay không. Nếu dòng Valid Purchase Date được tích xanh thì Apple Watch của bạn 90% là hàng thật.
Còn nếu số sê-ri trên đồng hồ của bạn không hợp lệ thì chắc chắn đó là hàng fake.
Kiểm tra hộp đựng
Cách tiếp theo để nhận biết Apple Watch fake đó là nhìn vào hộp đựng của nó.
Bạn phải luôn nhớ rằng hộp đựng của Apple Watch thật được làm bằng vật liệu cao cấp, chữ in rõ ràng, không bị mờ hoặc bong tróc. Đây là những đặc điểm mà trên hộp của Apple Watch nhái không có được.
Kiểm tra giao diện hiển thị
Tiếp theo, chúng ta cùng nhìn vào giao diện người dùng của Apple Watch.
Giao diện hiển thị của đồng hồ bao gồm tất cả biểu tượng của các ứng dụng, menu. Dưới đây là hình ảnh so sánh giao diện người dùng của Apple Watch thật và giả.
Thông thường các nhà sản xuất Apple Watch nhái sao chép sai hoặc thể hiện biểu tượng của ứng dụng không chính xác.
Kiểm tra số sê-ri
Ngoài việc được in ở mặt sau đồng hồ, chúng ta còn có nhiều cách để lấy được số sê-ri của Apple Watch.
Ở hình trên là 2 nơi bạn có thể tìm thấy số sê-ri của Apple Watch. Chúng đều nằm ở Settings trong phần About của iPhone và đồng hồ.
Sau khi có được số sê-ri, bạn hãy lật ngược đồng hồ lại và đối chiếu với số sê-ri được in ở mặt sau.
Hình ảnh trên là của chiếc Apple Watch 6 Series fake. Nó thậm chí còn không được in số sê-ri ở mặt sau.
Trái lại một chiếc Apple Watch real chắc chắn sẽ có số sê-ri được in ở mặt sau. Ngoài ra từ Apple Watch Series 2 trở nên, bạn chỉ cần tháo dây đeo đồng hồ và quan sát số sê-ri trong khe cắm dây đeo.
Kiểm tra bộ sạc
Bộ sạc của đồng hồ nhái không thể sạc cho Apple Watch thật và ngược lại.
Nếu đang sở hữu một bộ sạc thật thì hãy sạc thử với thiết bị bạn đang nghi ngờ là fake. Khi cắm sạc và thấy thông báo đang sạc nghĩa là Apple Watch thật, còn không thì là hàng fake.
Kiểm tra khả năng kết nối với thiết bị Android
Một chiếc Apple Watch thật sẽ không có khả năng kết nối với các thiết bị không nằm trong hệ sinh thái của Apple. Vì thế, nếu chiếc Apple Watch của bạn kết nối được với điện thoại Android thì chắc chắc đố là hàng fake.
Kiểm tra nút điều khiển
Hình trên đã chỉ ra sự khác biệt về thiết kế giữa các nút điều khiển của Apple Watch thật so với giả.
Điều bạn cần làm đó là kiểm tra xem chúng hoạt động mượt mà hay không. Nếu chúng hoạt động thì có thực hiện đúng chức năng không.
Một số Apple Watch nhái thường được lắp ráp không chắc chắn, dễ bị hỏng hóc. Vì vậy chúng không thể nào hoạt động mượt mà giống như Apple Watch thật được.
Kiểm tra màn hình
Cách tiếp theo, chúng ta sẽ so sánh độ bóng và sáng của màn hình Apple Watch fake so với Apple Watch real.
Hình ảnh trên cho chúng ta thấy đồng hồ nhái có màn hình hơi quá bóng và phản chiếu ánh sáng nhiều hơn mức cần thiết. Vì thế chất lượng tổng thể của màn hình Apple Watch giả khá kém.
So với hàng nhái thì Apple Watch thật có chất lượng màn hình tốt hơn rõ rệt. Nó không bị phản chiếu ánh sáng và không bị bóng như Apple Watch fake.
Kiểm tra khả năng thay dây đeo
Một số Apple Watch fake không cho phép thay dây đeo. Trong khi đó tất cả các mẫu Apple Watch thật đều có khả năng thay dây đeo.
Kiểm tra cảm biến đo nhịp tim
Cảm biến đo nhịp tim là một trong những tính năng đắt tiền nhất của Apple Watch. Cảm biến này được đặt ở mặt sau của đồng hồ.
Các nhà sản xuất hàng nhái sẽ cố gắng sao chép thiết kế. Tuy nhiên Apple Watch fake sẽ không có chức năng đo nhịp tim.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhìn vào bố cục sắp xếp cảm biến. Trong khi cảm biến của Apple Watch thật được sắp xếp theo hình kim cương thì Apple Watch nhái lại không giống như thế.
Kiểm tra kích cỡ
Một dấu hiệu nữa để phân biệt Apple Watch thật đó là dựa vào kích cỡ. Apple đã cố gắng đóng gói tất cả mọi thứ vào trong một thiết bị mỏng nhất có thể.
Còn đối với các nhà sản xuất hàng nhái, dù có sao chép hoàn hảo đến mấy cũng không thể nào làm cho chiếc Apple Watch fake nhỏ gọn như hàng thật được.