Khi nói đến kiểu gắn(mounted) của switch thì nó được chia làm hai loại: PCB-mounted và plate-mounted. Nếu nhìn qua thì chúng trông chẳng khác gì nhau.
Sự khác biệt lớn nhất nằm ở số lượng chân. Nếu như PCB-mounted switch có tới 5 chân thì plate-mounted switch chỉ có 3 chân. Ngoài ra bạn có thể “cắt” bớt chân của PCB-mouted switch để lắp vừa plate-mouted switch.
PCB-mounted switch là gì?
Những switch có 5 chân được gọi là PCB-mounted switch. Trong đó 2 chân kim loại giúp switch hoạt động, 2 chân nhựa ở 2 bên làm tăng sự ổn định và cuối cùng là “chân” ở giữa trong giống một núm tròn lớn.
Các switch có thể được hàn hoặc gắn trực tiếp vào PCB giúp cho việc lắp đặt tương đối đơn giản.
Nhìn chung, kiều gắn phím này cho cảm giác nhẹ nhàng và độ nảy của phím cũng tốt hơn một chút. PCB-mounted thường được sử dụng với các bàn phím nhỏ.
Tính ổn định của switch chủ yếu dựa vào chất lượng hàn. Ngoài ra, các bàn phím ngày nay thường có thêm tấm plate để tăng cường tính chắc chắn và ổn định.
Plate-mounted switch là gì?
Vốn dĩ có tên như thế này là do Plate-mouted switch cần có một tấm plate. Những loại switch này chỉ có 3 chân: 2 chân kim loại và một núm tròn lớn nằm ở giữa. Chúng thiếu đi những chân giúp cố định switch.
Tấm plate sẽ giúp switch ổn định và khó bị lung lay hơn sau mỗi lần nhấn.
Plate-mounting với PCB-mounting
Plate-mouting bao gồm việc gắn các switch vào một tấm plate kim loại đặt trên PCB. Hay nói một cách khác, switch sẽ được hàn hàn vào PCB sau khi được đặt lên tấm plate kim loại.
Những tấm plate này thường được dùng ở những bàn phím có kích thước lớn. Bởi kích thước càng to thì khoảng cách giữa các phím sẽ càng lớn, dễ bị lung lay hơn mỗi khi nhấn.
Ngoài ra tấm plate kim loại giúp tăng độ cứng cho bàn phím và phần nào đó cản trở sự xâm nhập của bụi cũng như nước.
Điểm khác biệt của những switch này với kiểu gắn PCB đó là chúng không cần thêm chân giữa ổn định. Thay vì hàn trực tiếp vào PCB thì chúng được lắp vào tấm plate.
Một điều bạn cần biết thêm đó là một khi switch đã được hàn thì tấm plate rất khó để tháo ra.
Bạn cần tháo switch ra để gỡ tấm plate và hàn lại từng switch một lên PCB. Vì thế, nếu bạn là người thích customize bàn phím của mình thì tốt nhất không nên chọn plate-mounted switch.
Về tổng thể, bàn phím plate-mounted thường có chất lượng cao và độ bền tốt hơn.
Switch 5 chân với 3 chân
Không có switch nào tốt hơn cả, tuy nhiên nếu gắn trực tiếp vào PCB (không cần plate) thì switch sẽ ít được hỗ trợ hơn (chống bụi, nước, lung lay,…).
Do không được gia cố thêm tấm plate nên bàn phím sẽ cho cảm giác ọp ẹp và kém ổn định hơn. Nếu bạn là người thường xuyên gõ phím với lực mạnh thì nên chọn loại bàn phím có thêm tấm plate.
Nhưng nếu xét về giá thành thì bàn phím kiểu PCB-mounted rẻ hơn. Bởi nó không cần gia cố thêm tấm plate và công đoạn sản xuất cũng đơn giản hơn.
Hầu hết những bàn phím có khả năng hot-swappable (thay switch trực tiếp mà không cần tháo cả bàn phím ra) hỗ trợ switch 3 chân.
Chuyển switch 5 chân thành 3 chân
Như đã nói ở trên, sự khác biệt duy nhất giữa switch 5 chân và 3 chân đó là số lượng chân được gắn nó.
Bạn có thể sử dụng bấm móng tay, kéo,… hoặc bất cứ dụng cụ nào mà bạn cảm thấy có thể sử dụng được để cắt bỏ chân switch.
Tuyệt đối không được cắt bỏ những chân kim loại bởi switch có gửi được tín hiệu đến máy tính hay không là nhờ chúng.
PCB là gì?
PCB (Printed Circuit Board) cũng giống như móng của ngôi nhà vậy. Nó được coi là nền tảng của một chiếc bàn phím, mọi thứ bắt đầu và xây dựng từ nó.
PCB cũng tương tự như bo mạch chủ của máy tính, mọi hoạt động của bàn phím đều bắt đầu từ nó. Switch được hàn trên PCB và gửi xung điện đi sau mỗi lần nhấn.
Các loại PCB
Hiện nay có một số loại PCB và chúng đều mang lại những lợi ích riêng.
Soldered PCB
Nếu các nhà sản xuất không đề cập đến thông tin PCB thì đây thường là lựa chọn mặc định khi bạn mua một chiếc bàn phím cơ custom.
PCB được hàn tức là các switch cần được hàn trong quá trình làm ra từng chiếc bàn phím. Nó thường được thiết kế dành cho những switch có 5 chân (PCB-mounted switch).
Núm tròn lớn sẽ đi vào lỗ lớn nhất nằm ở giữa. Hai chốt nhựa ở 2 bên. Các chân kim loại nằm trên cùng. Hai lỗ nhỏ bên dưới dành cho đèn LED.
Hot-swappable PCB
Hot-swap PCB được thiết kế với các “ổ cắm” có thể thay thế luôn mà không cần tháo bàn phím ra. Chúng thường đến từ các thường hiệu như Gateron, Kailh và Outemu.
Loại PCB này cho phép bạn lắp các switch mà không cần phải hàn. Vì thế bạn có thể trải nghiệm nhiều loại switch một cách rất dễ dàng.
Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mới bắt đầu bước chân vào thế giới bàn phím cơ custom và không muốn mất thêm một khoản tiền để đầu tư vào thiết bị hàn.
Một nhược điểm của các “ổ cắm” hot-swap đó là chúng có thể bị bị hỏng do bạn không cần thẩn khi tháo và lắp switch. Và nếu muốn chúng hoạt động trở lại thì bạn phải hàn lại vào PCB.
Hot-swap PCB hỗ trợ cả switch 5 chân hoặc 3 chân. Tuy nhiên, chúng luôn là plate-mounted bởi các “ổ cắm” không đủ cho các switch được ổn định.
Through-Hole PCB
PCB xuyên lỗ là một dạng PCB có thể hàn được. Tuy nhiên bạn cần có chút kỹ thuật để thực hiện việc này.
Bạn phải hàn đi-ốt, điện trở, đầu nối USB,… Loại PCB này thường dành cho những bạn đã có kinh nghiệm trong việc customize bàn phím và phải có kinh nghiệm hàn.
Through-Hole PCB thường là PCB 5 chân và không nhất thiết cần có tấm plate. Loại PCB này thường có hướng dẫn rất chi tiết và các lắp đặt.
Do vậy nếu bạn là người mới thì vẫn có thể trải nghiệm PCB này. Ngoài ra trên mạng cũng có nhiều video hướng dẫn, bạn có thể tham khảo.
Plate là gì?
Tấm plate được đặt trên PCB, giúp các phím được cố định và bàn phím chắc chắn hơn. Không phải bàn phím nào cũng được trang bị thêm tấm này.
Các chất liệu của plate
Dưới đây là một số chất liệu phổ biến khi sản xuất ra những tấm plate dành cho bàn phím. Hai chất liệu phổ biến nhất là nhôm và đồng thau.
Ngoài ra khách hàng có thể chọn vật liệu để làm ra tấm plate. Chất liệu khác nhau cũng ảnh hưởng đến âm thanh và cảm giác gõ tổng thể của bàn phím.
Nhôm
Tấm plate làm bằng nhôm là phổ biến nhất và được thấy ở hầu hết các bàn phím trên thị trường hiện nay, kể cả là bàn phím custom.
Mặc dù nhôm là vật liệu nhẹ và khá mềm nhưng khi làm nguyên liệu để sản xuất tấm plate, nó được các nhà sản xuất làm cho khó bị bẻ cong hơn.
Đồng thau
Chắc chắn rồi, đồng sẽ cứng hơn nhôm. Tuy nhiên nếu không được xử lý thì theo thời gian nó sẽ bị oxy hóa và chuyển màu.
Tùy vào cảm nhận của mỗi người. Có người cho rằng đồng thau có âm trầm và lớn khi gõ. Những người khác lại không cảm thấy sự khác khác biệt nào đáng nói giữa nhôm và đồng thau.
Polycarbonate
Polycarbonate là một vật liệu nhựa. Tuy nhiên nó cũng có âm thanh trầm. Các tấm nhựa này cho phép uốn cong và tạo cảm giác nảy hơn.
Sợi carbon
Mặc dù sợi carbon có trọng lượng rất nhẹ nhưng lại có độ bền cao. Nó cho phép uốn cong trong quá trình sử dụng, đồn thời cũng mang lại cảm giác nảy khi gõ.