AM4 socket ra mắt thị trường vào tháng 12 năm 2016. Kể từ đó, AMD không thay đổi socket để có khả năng tương thích tốt hơn với các chipset của họ. Theo thời gian, các đối thủ cạnh tranh trong ngành không ngừng thay đổi và cải tiến các sản phẩm và AMD không muốn tụt lại phía sau.
Vì thế, vào ngày 27 tháng 9 năng 2022, AMD ra mắt socket AM5 cùng với bộ xử lý dòng Ryzen 7000 kiến trúc Zen 4 và bo mạch chủ chipset 600-series. Với sự ra mắt của socket mới này, có rất nhiều câu hỏi đặt ra dành cho AMD. Và để giải đáp tất cả các thắc mắc, bài viết sẽ đưa ra so sánh giữa AM4 và AM5 socket.
AM4 Socket là gì?
AM4 được phát triển bởi AMD cho các bộ vi xử lý Ryzen và APU (Accelerated Processing Unit) của họ. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 2016 và được sử dụng cho các dòng sản phẩm Ryzen thế hệ đầu tiên và thứ hai cũng như các APU Ryzen thế hệ thứ hai và thứ ba.
AM4 có 1331 chân và hỗ trợ các kết nối cho DDR4 RAM, PCIe 3.0 và USB 3.1.
AM5 Socket là gì?
AMD thiết kế AM5 socket dành riêng cho các bộ vi xử lý Zen 4 để thay thế cho AM4. So với người tiền nhiệm, AM5 có một số cải tiến nổi bật như hỗ trợ bộ nhớ DDR5, PCIe 4.0/ 5.0 và khả năng cung cấp năng lượng được cải thiện.
So sánh AM4 vs AM5 socket
Khi build một bộ PC thì việc chọn các linh kiện là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của máy tính. Socket cũng là một thành phần đáng để nhắc đến bởi nó quyết định sự tương thích giữa CPU và bo mạch chủ.
Loại socket (PGA vs LGA)
AM4 có kiểu socket là PGA (Pin Grid Array), điều này có nghĩa là chân kết nối sẽ nằm trên CPU thay vì được tích hợp trên mainboard. Mặt khác, AM5 có kiểu socket là LGA (Land Grid Array), các chân kết nối sẽ nằm trên socket thay vì CPU. Socket LGA có độ bền tốt hơn so với PGA.
Kiến trúc CPU (Zen4 vs Zen 5)
Socket AM4 sẽ tương thích với các CPU có kiến trúc Zen3 và Zen4, trong khi đó AM5 tương thích với kiến trúc Zen5. Kiến trúc Zen5 được đánh giá là đem lại hiệu năng tốt hơn so với Zen4.
Hỗ trợ bộ nhớ (DDR4 vs DDR5)
Socket AM4 hỗ trợ RAM DDR4, trong khi đó AM5 hỗ trợ tiêu chuẩn bộ nhớ mới nhất thời điểm hiện tại đó là DDR5. Các thanh RAM DDR5 có tốc độ truyền dữ liệu cũng như băng thông cao hơn so với DDR4.
Hỗ trợ PCIe (PCIe 4.0 vs PCIe 5.0)
AM4 hỗ trợ PCIe 4.0, trong khi đó socket AM5 hỗ trợ PCIe 5.0. PCIe 5.0 cung cấp băng thông gấp đôi so với PCIe 4.0. Điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và hiệu suất tốt hơn cho các card đồ họa cao cấp.
Bộ tản nhiệt CPU
Soket AM4 và AM5 có các kiểu lỗ lắp khác nhau, điều này có nghĩa là bộ tản nhiệt CPU được thiết kế cho socket AM4 có thể không tương thích với AM5. Tuy nhiên nhiều nhà sản xuất cung cấp bộ điều hợp hoặc bộ giá đỡ giúp bạn có thể sử dụng lại bộ làm mát CPU.
Có đáng để nâng cấp lên AM5 không?
Hiện nay trên thị trường người dùng sẽ có 2 lựa chọn socket phổ biến dành cho chip AMD đó là AM4 và AM5.
Hiệu năng
Socket AM5 hỗ trợ bộ nhớ DDR5 có băng thông cao hơn so với DDR4, tức là hiệu năng của hệ thống sẽ được cải thiện. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào các tác vụ hàng ngày cũng như phần mềm sử dụng. Nếu các tác vụ hàng ngày không quá nặng thì bạn sẽ không cảm nhận thấy sự khác biệt.
Khả năng tương thích
Socket AM5 không tương thích với các bộ vi xử lý sử dụng AM4. Vì thế, người dùng phải bỏ tiền ra mua CPU mới để sử dụng được socket này. Ngoài CPU bạn cũng cần một bo mạch chủ mới và RAM DDR5, một khoản đầu tư không hề nhỏ.
Mặt khác, các con chip tương thích với socket AM4 hiện tại vẫn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Vì thế hãy cân nhắc thật kỹ trước khi nâng cấp.
Giá thành
Socket AM5 sẽ đi kèm với các linh kiện khác như CPU, mainboard, RAM DDR5. Như thế bạn sẽ phải tốn khá nhiều chi phí nếu muốn sử dụng socket mới nhất của AMD.
Kết luận
AM4 socket hiện nay vẫn là một lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên nếu muốn trải nghiệm một hiệu năng vượt trội và sử dụng lâu dài thì AM5 cũng rất đáng để quan tâm.
Mặc dù có giá thành cao hơn nhưng những gì mà AM5 đem lại (hiệu năng, khả năng đa nhiệm,…) thực sự khá đáng giá.
Tuy nhiên nếu ngân sách eo hẹp thì AM4 vẫn là lựa chọn đáng tin cậy. Việc chọn AM4 hay AM5 tùy thuộc vào nhu cầu cũng như ngân sách mà bạn có thể bỏ ra.