Sau một thời gian sử dụng, bạn cảm thấy máy tính của mình chậm đi rõ rệt. Đây là điều hết sức bình thường, đặc biệt đối với những chiếc PC có tần suất hoạt động dày đặc.
Câu hỏi đặt ra lúc này là máy tính của bạn sẽ tốn bao nhiêu thời gian để khởi động xong. Nếu cảm thấy PC của mình khởi động quá lâu thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để cải thiện tốc độ boot Windows 10.
Các mẹo tăng tốc độ khởi động máy tính Windows 10
1. Reset máy tính
Cũng giống như con người, PC cần được nghỉ ngơi sau thời gian dài hoạt động. Khi làm việc liên tục, hệ thống sẽ chậm đi do bị nóng lên, tạo các tệp tin tạm thời,…
Mặc dù Windows 10 sẽ tự động chuyển màn hình sang trạng thái Sleep nếu không sử dụng sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên nhiều người dùng thay vì tắt máy sẽ cứ để nó như thế trong nhiều ngày hoặc cả tuần.
Trong khoảng thời gian này, ứng dụng vẫn tiếp tục chạy nền gây tiêu hao bộ nhớ và làm chậm cả hệ thống. Vì thế khi sử dụng xong, bạn nên tắt máy tính đi.
2. Liên tục cập nhật
Các bản cập nhật luôn mang tới các tính năng mới, tối ưu hóa và bảo mật tốt hơn.
3. Kích hoạt chế độ khởi động nhanh
Windows hỗ trợ tính năng Fast Startup giúp PC khởi động nhanh hơn. Về mặt kỹ thuật, nó này là sự kết hợp giữa chế độ ngủ đông và tắt máy.
Tính năng này sẽ không lưu các ứng dụng đang mở giống như chế độ ngủ đông. Tuy nhiên hệ điều hành sẽ “ngầm” chuyển sang chế độ này giúp máy tính khởi động với trạng thái “sạch sẽ” và nhanh hơn.
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings, chọn System.
- Chọn Power & sleep ở thanh menu bên trái, sau đó click vào Additional power settings ở mục Related settings.
- Cửa sở mới hiện ra, chọn Choose what the power buttons do.
- Click vào Change settings that are currently unavailable.
- Cuối cùng tích vào ô Turn on fast startup và nhấn Save changes để lưu.
4. Tắt những ứng dụng startup không cần thiết
Rất nhiều ứng dụng sẽ kích hoạt mỗi khi khởi động máy tính. Điều này không những làm PC của bạn khởi động lâu hơn mà còn ảnh hưởng tới hiệu năng của Windows.
- Mở Task Manager.
- Chọn tab Start-up để mở danh sách các ứng dụng khởi động cùng máy tính. Một số hệ điều hành cũ hơn trình quản lý ứng dụng start up nằm trong MSConfig. Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ msconfig và nhấn Enter để mở cửa sổ System Configuration.
- Chọn những ứng dụng bạn không muốn khởi động cùng Windows, chuột phải và click vào Disable. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng RAM sử dụng mà còn làm PC khởi động nhanh hơn.
5. Dọn dẹp ổ cứng
Windows 10 có sẵn công cụ giúp người dùng dọn dẹp ổ cứng, đó là Disk Cleanup. Công cụ này rất dễ sử dụng, giúp bạn xóa bỏ những tệp tin không cần thiết, giải phóng bộ nhớ giúp cải thiện hiệu năng máy tính.
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Disk cleanup và nhấn Enter.
- Chọn ổ đĩa cần dọn dẹp.
- Cửa sổ mới hiện ra, tích chọn tất cả những tệp tin không dùng đến và nhấn OK để xóa.
- Tiếp theo nhấn vào nút Clean up system files -> chọn ổ.
- Chọn tất cả những file không cần thiết và nhấn OK để xóa.
6. Gỡ bỏ ứng dụng không cần thiết
Có một số ứng dụng trên Windows 10 có thể chúng ta không bao giờ sử dụng đến hoặc không biết chúng tồn tại. Hay đôi khi chúng người dùng chỉ cài và sử dụng ứng dụng đó đúng 1 lần và mãi mãi không động đến nó nữa.
Vì thế, để tăng tốc độ khởi động máy tính cũng như tiết kiệm bộ nhớ, bạn nên gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết đi.
- Nhấn phím cửa sổ, gõ Control Panel sau đó nhấn Enter.
- Chọn Uninstall a program.
- Tìm và chọn các ứng dụng cần xóa, nhấp chuột phải và chọn Uninstall.
7. Tắt thời gian chờ
- Nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở File Explorer.
- Click chuột phải vào This PC, chọn Properties.
- Tìm và chọn Advanced system settings ở mục Related settings.
- Cửa sổ mới hiện lên, nhấn vào nút Settings ở mục Startup and Recovery.
- Bỏ tích Time to display list of operating systems.
8. Điều chỉnh các tùy chọn trong File Explorer
Để tăng trải nghiệm khi sử dụng File Explorer trên Win 10, người dùng được cung cấp một số tùy chọn cho phép tinh chỉnh tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm hiệu suất chung của hệ thống.
Nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở File Explorer, sau đó nhấp vào tab View.
Tiếp theo click vào Options, sau đó nhấp chọn Change folder and search options.
Cửa sổ Folder Options sẽ hiện ra ngay sau đó, bạn chuyển sang tab View. Tiếp theo bỏ chọn các tùy chọn trong Advanced settings.
- Show preview handlers in preview pane
- Show pop-up description for folder and desktop items
- Show encrypted or compressed NTFS files in color
- Display file size information in folder tips
- Display file icon on thumbnails
- Always show icons, never thumbnails
Tiếp tục tích vào các tùy chọn:
- Hide protected operating system files (Recommended)
- Hide folder merge conflicts
- Hide extensions for known file types
- Hide empty drives
Cuối cùng nhấp vào OK để lưu thay đổi thiết lập.
9. Vô hiệu hóa các Service không cần thiết
- Nhấn tổ hợp phím Windows + S, sau đó nhập từ khóa services và nhấp chọn kết quả hiện ra.
- Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhấp đúp vào dịch vụ muốn vô hiệu hóa. Sau đó chọn Disabled để vô hiệu hóa, hoặc Manual để kích hoạt bằng tay dịch vụ trong mục Startup type.
10. Tối ưu hóa RAM ảo
- Truy cập vào Control Panel sau đó nhấp chọn System and Security.
- Cửa sổ mới xuất hiện, nhấp chọn System. Sau đó click vào Advanced system settings trong danh sách tùy chọn bên trái.
- Ở cửa sổ mới chọn tab Advanced, sau đó chọn Settings trong mục Performance.
- Tiếp tục chọn tab Advanced trong cửa sổ mới, chọn Change trong mục Virtual Memory.
- Trong cửa sổ mới, bạn bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives.
- Tiếp theo click chọn ổ (C:), sau đó chọn Custorm size để set RAM ảo.
- Lúc này bạn nhập giá trị trong ô Initial size (MB) bằng với kích thước RAM thật và Maximum size (MB) gấp đôi giá trị thực (chẳng hạn với kích thước RAM thực là 4GB, bạn nhập trong Initial size là 4000 MB và Maximum size thành 8000 MB).
- Cuối cùng click vào nút Set, nhấp chọn OK và khởi động lại máy để kích hoạt thiết lập.
11. Kích hoạt chế độ ngủ đông
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I, sau đó chọn mục System.
- Trong cửa sổ Settings chọn Power & sleep,sau đó chọn Additional power settings.
- Cửa sổ mới hiện lên nhấn chọn Choose what the power buttons do.
- Cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấn chọn Change settings that are currently unavailable.
- Cuối cùng tích chọn Hibernate, sau đó nhấp vào Save changes để lưu thiết lập.
12. Tắt Windows SmartScreen
Mở Control Panel -> System and Security > Security and Manintenace > Change Windows SmartScreen Settings.
Click vào Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen).
13. Tắt các hiệu ứng
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ sysdm.cpl và click OK.
- Tiếp theo chọn tab Advanced trong cửa sổ System Properties và nhấn vào nút Settings.
- Tab Visual Effects sẽ liệt kế tất cả những hiệu ứng cũng như một số hiệu ứng đã mặc định được chọn.
- Chọn tùy chọn Adjust for best performance sẽ bỏ tích tất cả các hiệu ứng.
- Cuối cùng chọn Apply và OK để lưu cài đặt.
14. Cho phép các bản cập nhật chạy trong lúc không hoạt động
Khi Windows cập nhật, nó sẽ tốn một khoảng thời gian để cài đặt các bản cập nhật đó lúc bạn tắt hoặc reset máy. Nếu không muốn điều này xảy ra, bạn nên để Windows làm công việc của nó khi không sử dụng PC.
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở màn Settings, sau đó chọn Update & Security.
- Chọn Change active hours.
- Tiếp tục chọn Change.
- Chọn khoảng thời gian bạn hay sử dụng máy tính nhất.
15. Điều chỉnh cài đặt UEFI/BIOS
Một số máy tính có thiết lập Fast Boot trong BIOS. Không giống như Fast Startup của Windows, thiết lập Fast Boot sẽ bỏ qua một số kiểm tra ban đầu mà máy tính của bạn chạy khi nó khởi động lần đầu.
Nếu đang ép xung hoặc cần truy cập thường xuyên vào BIOS, bạn nên tắt tính này đi. Nếu không, hãy kích hoạt chế độ này nếu BIOS của bạn hỗ trợ.
Khởi động lại máy tính, nhấn liên tục nút Delete (hay nút nào đó) để vào thiết lập BIOS và tìm kiếm trong mục Settings xem có tính năng Fast Boot không. Mỗi bo mạch chủ có giao diện và thứ tự các thiết lập khác nhau.
16. Nâng cấp sang ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD đã không còn xa lạ gì với chúng ta, nó đang dần thay thế cho ổ cứng HDD. Với tốc độ đọc và ghi vượt trội, chắc chắn nó sẽ không những giúp máy tính của bạn khởi động nhanh hơn mà còn cải thiện hiệu năng tổng thể của hệ thống.