RAM là một trong những linh kiện quan trọng nhất của máy tính. Khi mua RAM, ngoài dung lượng bạn cần quan tâm đến Bus của nó.
Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý dữ liệu của RAM. Vậy Bus RAM là gì? Có bao nhiêu loại Bus RAM và làm thế nào để kiểm tra Bus RAM máy tính của bạn.
Bus RAM là gì?
Trước tiên bạn cần hiểu khái niệm của Bus.
Bus, một thuật ngữ trong tin học, là viết tắt của từ omnibus trong tiếng Latin dùng để chỉ hệ thống giao tiếp và truyền dẫn dữ liệu giữa các thành phần trong một hệ thống máy tính.
Mọi phần cứng và phần mềm của hệ thống cùng các chuẩn kết nối với các thiết bị bên ngoài đều phải được xây dựng dựa trên hệ thống này.
Một bộ nhớ Bus được tạo từ ba thành phần: bus dữ liệu, bus địa chỉ và bus điều khiển.
- Bus dữ liệu: chịu trách nhiệm chuyển thông tin giữa bộ nhớ và chipset. Bus dữ liệu càng rộng thì hiệu suất của nó càng cao vì nó có thể cho phép nhiều dữ liệu đi qua trong cùng một khoảng thời gian, đây được gọi là băng thông dữ liệu.
- Bus địa chỉ: giao tiếp với hệ thống về nơi có thể định vị hoặc lưu trữ thông tin cụ thể khi dữ liệu đi vào hay rời khỏi bộ nhớ. Tốc độ và độ trễ của một hành động được thực hiện trong một hệ thống máy tính phụ thuộc rất lớn vào bus địa chỉ vì nó là thực thể định vị thông tin. Chiều rộng của nó mô tả lượng bộ nhớ hệ thống mà bộ xử lý có thể đọc hoặc ghi vào.
- Bus điều khiển: Trong khi bus địa chỉ mang thông tin về thiết bị mà CPU đang liên lạc và bus dữ liệu mang dữ liệu thực tế đang được xử lý, thì bus điều khiển mang các lệnh từ CPU và trả về tín hiệu trạng thái từ thiết bị.
Vậy Bus của RAM là gì?
Bus của RAM hay còn gọi bus RAM là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, bus RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Với chỉ số này, ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong một giây theo công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8.
Trong đó:
- Bandwidth: Còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn hoặc không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
- Bus Speed: Chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xữ lý trong một giây.
- Bus width: Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có Bus Width cố định là 64.
Ví dụ: RAM DDR4 sở hữu bus 3200MHz, tương đương với việc nó có thể vận chuyển được 25600MB (25GB/s) dữ liệu trong một giây. Nếu sử dụng DualChannel và lắp 2 RAM song song thì dữ liệu vận chuyển trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên bus RAM vẫn sẽ giữ nguyên ở 3200MHz.
Cách kiểm tra Bus RAM trên Windows
Thông quan Task Manager
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.
- Di chuyển đến tab Performance. Ở khung bên trái chọn Memory. Thông số Bus RAM của bạn sẽ nằm ở mục Speed khung bên phải.
Thông qua CPU-Z
- Lên trang chủ của CPU-Z để tải về phần mềm.
- Sau khi tải xong, cài đặt bình thường.
- Mở phần mềm lên chọn tab Memory. Nếu RAM của bạn là DDRAM (DDR2, DDR3, DDR4) thì thông số Bus RAM của bạn sẽ bằng DRAM Frequency x 2.Đối với những loại RAM cũ thì thông số DRAM Frequency bằng bus RAM.
Thông qua Command Prompt
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ cmd và nhấn Enter.
- Chạy dòng lệnh dưới đây
wmic memorychip get manufacturer, capacity, partnumber, speed, memorytype, devicelocator, formfactor
- Sau đó bạn sẽ thấy thông tin Bus RAM trên màn hình Command Prompt
Các loại Bus RAM
Loại Bus RAM | Chi tiết |
SDR SDRAM |
|
DDR SDRAM |
|
DDR2 SDRAM |
|
DDR3 SDRAM |
|
DDR4 SDRAM |
|
DDR5 SDRAM |
|