Dual Channel RAM là gì? Điều kiện để chạy Dual Channel RAM

Dual Channel RAM là gì? Điều kiện để chạy Dual Channel RAM

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 05/05/23

Chia sẻ bài viết :

Dual channel RAM, hay RAM kênh đôi, chắc hẳn là cụm từ mà nếu tìm hiểu về PC, laptop thì các bạn cũng nghe qua ít nhất một lần rồi. Vậy dual channel RAM là gì? Vai trò ra sao? Có thực sự cần thiết? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Dual Channel RAM là gì?

Về định nghĩa của Dual Channel RAM thì nó đã thể hiện ngay từ cái tên rồi. Dual Channel RAM, hay RAM kênh đôi , các bạn chỉ việc lắp hoặc có sẵn hai thanh RAM trên cùng bo mạch chủ và để chúng chạy song song với nhau.

tìm hiểu dual channel ram 2

Đối với dòng bo mạch chủ cũ, các nhà sản xuất thường dùng công nghệ Single Channel RAM để truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU. Việc chỉ sử dụng 1 kênh để truyền dữ liệu khiến máy tính hoạt động rất chậm.

Sau này, các nhà sản xuất đã phát triển và cải tiến nhiều công nghệ trên bo mạch chủ, trong đó có RAM Dual Channel. Đây là loại công nghệ giúp tốc độ truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU tăng lên gấp đôi so với khi dùng Single Channel RAM.

Công nghệ Dual Channel RAM cùng với dung lượng RAM làm tăng hiệu năng tổng thể của thiết bị, giúp xử lý cùng lúc nhiều tác vụ khác nhau mà không lo đứng máy, đơ máy.

Điều kiện để chạy Dual Channel RAM

Để máy tính của bạn có thể chạy được Dual Channel, bạn cần phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:

tìm hiểu dual channel ram 3

Cách kiểm tra PC đang chạy Single hay Dual Channel RAM

Thông qua Task Manager

Thông qua CPU-Z

Thông qua BIOS

Cách cắm RAM đúng cách để chạy dual chennel

Trường hợp 1: Bo mạch chủ chỉ có 2 khe cắm RAM và bạn có 2 thanh RAM

tìm hiểu dual channel ram 6

Đây là trường hợp đơn giản nhất, mỗi khe cắm RAM là 1 kênh RAM độc lập nên khi bạn cắm 2 thanh RAM vào thì sẽ trở thành Dual Channel.

Trường hợp 2: Bo mạch chủ có 4 khe RAM và bạn có 4 thanh RAM

tìm hiểu dual channel ram 7

Đây cũng là một trường hợp khá đơn giản, bạn cứ cắm hết RAM vào 4 khe. Tuy nhiên, cần lưu ý là 4 thanh RAM phải cùng loại và cùng Bus.

Trường hợp 3: Bo mạch chủ có 4 khe RAM nhưng bạn có 2 thanh RAM

tìm hiểu dual channel ram 8

Đây là trường hợp khó và người dùng hay gặp nhất. Trên một số mẫu bo mạch chủ, nhà sản xuất sẽ làm 4 khe cắm RAM với 2 màu xen kẽ, ví dụ như: Trắng – Đen – Trắng – Đen. Bạn chỉ cần cắm 2 thanh RAM vào 2 khe cùng màu là được.

Với trường hợp 4 khe cắm RAM cùng màu, thông thường mọi người sẽ cắm xen kẽ 2 thanh RAM với nhau, bắt đầu cắm từ khe gần CPU nhất. Nghĩa là cắm khe đầu tiên, sau đó chừa lại khe thứ 2 và cắm khe thứ 3.

Lợi ích thực tế của Dual Channel RAM

Với Dual Channel, lợi ích lớn nhất của nó sẽ xoay quanh việc nới rộng băng thông RAM – từ 64-bit của Single Channel lên thánh 128-bit, giúp dữ liệu trên RAM có thể được trao đổi nhanh hơn theo cả hai chiều với các phần cứng khác như CPU. Nhờ vậy nên hiệu suất của máy tính ở nhiều tác vụ sẽ được cải thiện. 

tìm hiểu dual channel ram 9

Nhiều kênh chạy một lúc thì dữ liệu sẽ được chia ra để truyền tải, tiết kiệm đáng kể thời gian so với chỉ một kênh. Điều này cũng tương tự với Triple Channel hay Quad Channel trên PC.

So sánh hiệu năng giữa Dual Channel và Single Channel RAM

Bài test được thực hiện trên sản phẩm Dell Inspirion 5505 có cấu hình giống nhau. Một máy sử dụng 1 thanh RAM 8GB và một máy sử dụng 2 thanh RAM 4GB. Tất cả đều có Bus là 3200MHz.

tìm hiểu dual channel ram 10
Nguồn ảnh: https://thinkview.vn/
tìm hiểu dual channel ram 11
Nguồn ảnh: https://thinkview.vn/
tìm hiểu dual channel ram 12
Nguồn ảnh: https://thinkview.vn/
tìm hiểu dual channel ram 13
Nguồn ảnh: https://thinkview.vn/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN