Phân biệt layout và form factor bàn phím cơ

Phân biệt layout và form factor bàn phím cơ

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 03/09/21

Chia sẻ bài viết :

Có thể layout bàn phím cơ bạn đã nghe đến rất nhiều. Thế còn form factor bàn phím cơ là gì chắc hẳn nhiều bạn chưa nghe đến bao giờ, thậm chí đối với những người dùng bàn phím cơ lâu năm.

Việc không hiểu chính xác sự khác nhau giữa layout và form factory của bàn phím cơ dẫn đến khó khăn để chọn mua cho mình một sản phẩm như ý.

Layout và form factor khác nhau như thế nào?

Form factor bàn phím cơ ám chỉ đến hình dạng vật lý, kích thước và số lượng phím của bàn phím. Hiện nay trên thị trường có những loại form factor bàn phím cơ phổ biến:

Layout bàn phím cơ ám chỉ đến hình dạng và kích cỡ của phím. Những kiểu layout bàn phím cơ phổ biến hiện nay:

Layout sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng, kích cỡ và vị trí đặt của các phím cũng như tổng số phím trên một chiếc bàn phím.

Form factor có thể đi với nhiều layout khác nhau, các layout có thể được tạo ra từ những layout khác.

Form factor bàn phím cơ

Full size / Full-size

Bàn phím cơ full size from factor

Bàn phím cơ full size/ full-size có lẽ là form factor quen thuộc và dễ nhận thấy nhất.

Về số lượng phím trên bàn phím rơi vào khoảng 104, 105 hoặc thấm chí là 108 phím còn tùy thuộc vào layout.

Form factor full size/ full-size này phù hợp với những người dùng mới hoặc những bạn chưa thực sự biết chọn bàn phím nào phù hợp với mình.

Loại bàn phím này có một bàn phím số tích hợp phía bên phải, rất phù hợp với người hay nhập số liệu.

Hỗ trợ đầy đủ tính năng của một chiếc bàn phím truyền thống mà bạn vẫn thấy.

TKL / Tenkeyless / 80%

Bàn phím cơ tenkeyless form factor

Bàn phím cơ TKL / Tenkeyless / 80% là form factor bị lược bỏ bàn phím số ở bên phải, kích thước chỉ bằng khoảng 80% so với full size form factor.

Số lượng phím trên bàn phím khoảng 87 đến 88 phím tùy thuốc vào layout.

Được dùng phổ biến hiện nay đặc biệt trong giới game thủ, TKL form factor là sự cân đối giữa hình dạng và chức năng một cách tối ưu của bàn phím.

Đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn có một không gian làm việc rộng rãi hoặc chiếc bàn làm việc quá bé, không đủ chỗ để cho cả chuột và bàn phím.

Không phù hợp với người làm công việc nhập liệu.

Một vài ưu điểm của TKL / Tenkeyless / 80% form factor:

75%

Bàn phím cơ 75% form factor

Bàn phím cơ 75% là form factor nhìn vào có kích thước nhỏ, chật chội hơn một chút so với Tenkeyless form factor.

Số lượng phím trên bàn phím khoảng 82 phím và không để lại khoảng trống lớn giữa các phím, yêu cầu người dùng sử dụng phím chức năng để truy cập một số tính năng của phím (End, Insert, etc).

Đây là một form factor rất kén người dùng mặc dù rất thực tế và giữ lại hầu hết các chức năng của bàn phím cơ TKL.

Nếu đã từng sử dụng bàn phím trên laptop thì bạn không mất nhiều thời gian để làm quen với form factor này.

Không phù hợp với những người chưa sử dụng bàn phím thành thạo, việc tìm kiếm một phím bất kì cũng trở nên khó khăn bởi các phím được bố trí dày đặc và khít vào nhau.

Đây là form factor tuyệt vời cho những người muốn tiết kiệm không gian làm việc hơn nữa cũng như tính di động nhưng không muốn mất đi cụm phím mũi tên và chức năng.

60%

Bàn phím cơ 60% form factor

Bàn phím cơ 60% là form factor lược bỏ tất cả các phím phía bên phải phím Enter cũng như hàng phím chức năng.

Số lượng phím trên bàn phím khoảng 60 đến 61 phím tùy thuộc vào layout.

Việc lựa chọn bàn phím 60% tức là bạn đã bước vào thế giới của chủ nghĩa tối giản và thẩm mỹ, thay vì chủ nghĩa thực dụng và chức năng.

Phù hợp với những bạn muốn customize chiếc bàn phím cơ nhỏ nhắn của mình hoặc dễ dàng mang đi.

Để sử dụng chức năng của bàn phím, bạn phải sử dụng tổ hợp phím Fn + các phím khác (ex: Fn + 1 = F1)

Để dùng các phím mũi tên, bạn phải nhấn tổ hợp phím Fn + WASD (ex: Fn + W = lên).

Những tổ hợp phím trên không phải lúc nào cũng đúng, nó còn tùy thuộc vào nhà sản xuất cũng như cá model khác nhau.

Form factor này thực sự là thách thức đối với người dùng mới nhưng đánh đổi lại sự tối ưu không gian làm việc và tính di động cực kì cao.

65%

Bàn phím cơ 65% form factor

Bàn phím cơ 65% là form factor 60% nhưng thêm cụm phím mũi tên.

Số lượng phím trên bàn phím khoảng 64 đến 65 phím.

Đây là loại form factor rất phù hợp để làm bàn phím rời của laptop bởi sự nhỏ gọn và linh hoạt mang lại.

Nếu không thể làm quen với việc phải sử dụng tổ hợp phím Fn + WASD để dùng phím mũi tên thì đây là form factor phù hợp với bạn.

Các phím mũi tên nằm sát các phím khác nên có thể mất một khoảng thời gian để làm quen.

Loại form factor này rất khó thay keycap vì kích thước keycap đôi khi hơi khác thường của nó.

Lựa chọn bàn phím 65% không phù hợp với những bạn muốn customize.

Ergonomic

Bàn phím cơ ergonomic form factor

Bàn phím cơ Ergonomic là form factor với sự đa dạng về kích thước và hình dạng nhưng tất cả đều hướng đến trải nghiệm của người dùng.

Các bàn phím này thường liên quan đến các vị trí phím hoàn toàn khác nhau, vì thế sẽ phải yêu cầu sự tùy chỉnh nghiêm túc.

Bàn phím ergonomic có những thiết kế rất thú vị, tùy chọn build nhắc đến nhiều loại người dùng khác nhau.

Nếu cảm thấy không thoải mái khi gõ chiếc bàn phím hiện tại của mình, thì bàn phím ergonomic là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời cho bạn.

Lưu ý lớn nhất là phải thử tấm kê tay thật kỹ xem có thực sự phù hợp và thoải mái đối với bạn không.

Gaming

Bàn phím cơ gaming form factor

Bàn phím cơ gaming không thực sự thuộc vào những form factor giới thiệu ở trên.

Số lượng phím trên bàn phím có thể lên đến 108 phím hoặc hơn tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Loại form factor này có hình dạng gần giống với full size nhưng thường được các nhà sản xuất tích hợp marcao và phím phương tiện, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

Layout bàn phím cơ

Form factor không phải là yếu tố duy nhất làm thay đổi hay ảnh hưởng đến diện mạo bên ngoài cũng như tính năng của một chiếc bàn phím.

Dựa vào vị trí địa lý, bạn sẽ có những trải nghiệm khác nhau về hình dạng phím cũng như tính năng chiếc bàn phím đem lại.

Như đã đề cập ở trên, layout bàn phím cơ ám chỉ hình dạng vật lý cũng như kích cỡ của phím.

ANSI, ISO và JIS

Hiện có 3 loại layout chính đang được dùng phổ biến cho các bàn phím cơ trên thị trường (chiếm đến 99% các layout trên toàn thế giới):

ANSI
Bàn phím cơ ANSI layout
ISO
Bàn phím cơ ISO layout
JIS
Bàn phím cơ JIS layout

Sự khác nhau giữa các layout được làm nổi bật lên ở những tấm hình bên trên giúp bạn dễ dàng nhận ra.

Nếu chỉ sống ở một khu vực trên thế giới trong suốt cuộc đời của mình, thì có khả năng là bạn chỉ từng thấy một trong những layout dưới đât. Thông thường, đó là ANSI cho Châu Mỹ, ISO cho Châu Âu và JIS cho Nhật Bản.

Layout ngôn ngữ

Về cơ bản layout ngôn ngữ là cách hệ điều hành quyết định ký tự sẽ hiển thị trên màn hình khi bạn nhấn một phím. Tuy nhiên bạn có thể thấy những chiếc bàn phím cơ được bán với những ngôn ngữ sử dụng khác nhau.

Tất cả điều này có nghĩa là bàn phím được trang bị sẵn các keycap phù hợp với ngôn ngữ.

Thường có 2 dạng là đơn ngữ và song ngữ.

Người dùng có thể cài đặt ngôn ngữ của mình trong hệ điều hành thành bất cứ ngôn ngữ nào bạn muốn.

Estonia
Bàn phím cơ estonia language
Swedish
Bàn phím cơ swedish language

Keycap

Khi muốn mua một bộ keycap mới, bạn phải am hiểu về 3 điều sau:

Form factor không phải là thứ nhất thiết bạn cần biết.

Tuy nhiên nếu dùng bàn phím cơ 75% vốn không có tiêu chuẩn chung về kích thước hoặc vị trí của keycap, cơ hội để tìm được bộ keycap phù hợp để customize là rất khó.

Tiếp đến là layout. ANSI layout được dùng phổ biến nhất trên thị trường.

ISO layout không phù hợp với toàn bộ bàn phím ANSI layout và ngược lại. Điều này là do kích thước phím Enter và Shift khác nhau.

Cuối cùng nếu bạn phải nhìn vào phím khi gõ, bạn cần mua một bộ phím phù hợp với ngôn ngữ đang dùng.

Hàng cuối tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn hàng cuối bàn phím cơ
Hàng cuối không tiêu chuẩn
Không tiêu chuẩn hàng cuối bàn phím cơ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN