Nguyên nhân và 21 cách khắc phục tai nghe Bluetooth không kết nối được

Nguyên nhân và 21 cách khắc phục tai nghe Bluetooth không kết nối được

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 18/03/22

Chia sẻ bài viết :

Bluetooth là công nghệ truyền dữ liệu không dây phổ biến nhất hiện nay. Nó giúp các thiết bị di động như điện thoại, laptop, loa, tai nghe, bàn phím có thể giao tiếp được với nhau.

Khi sử dụng Bluetooth chắc hẳn bạn sẽ gặp phải không ít rắc rối với nó. Một trong những vấn đề phổ biến nhất đó là tai nghe Bluetooth không thể kết nối được với điện thoại, laptop.

Nguyên nhân không kết nối được Bluetooth

Có rất nhiều nguyên nhân khiến kết nối Bluetooth bị lỗi. Nói chung, để kết nối được, công nghệ Bluetooth phải dựa vào cả phần cứng lẫn phần mềm. Vì thế nếu 2 thiết bị không giao tiếp trên cùng một giao thức thì chúng sẽ không thể kết nối được với nhau.

Nguyên nhân không kết nối được Bluetooth

Dưới đây là 5 nguyên nhân dẫn đến kết nối Bluetooth không thành công:

Phiên bản Bluetooth

Bluetooth sẽ hoạt động tốt khi 2 thiết bị sử dụng cùng một phiên bản. Lý do là bởi không phải lúc nào nó cũng hỗ trợ phiên bản cũ hơn.

Cấu hình Bluetooth

khi nói về khái niệm thì công nghệ Bluetooth đều giống nhau ở mọi phiên bản. Nhưng để ghép nối hai thiết bị hỗ trợ Bluetooth thì có một thứ gọi là cấu hình Bluetooth (Bluetooth profiles) giúp tạo ra sự phù hợp giữa chúng.

Nói một cách khác bạn không thể kết nối chuột Bluetooth với tai nghe Bluetooth được bởi tai nghe không hỗ trợ HIDP (Human Interface Device Profile). Mặt khác, bạn có thể kết nối smartphone với tai nghe thông qua Bluetooth bởi chúng đều hỗ trợ Hands-Free Profile.

Bluetooth Smart Technology – Bluetooth Low Energy – BLE

Một số thiết bị như dây đeo thể dục (fitness bands) hay máy theo dõi nhịp tim sử dụng một loại Bluetooth đặc biệt có tên là Bluetooth Smart.

Điểm nổi bật của loại Bluetooth này là nó tốn rất ít năng lượng. Tuy nhiên nó chỉ hoạt động được với những thiết bị hỗ trợ Bluetooth Low Energy.

Ngày nay có rất nhiều điện thoại đã hỗ trợ công nghệ này. Vì thế bạn cũng không cần quá lo lắng về khả năng tương thích của các thiết bị sử dụng BLE. Miễn là bạn cập nhật hệ điều hành thường xuyên.

Smart Power Management

Một số tai nghe không dây được tích hợp thêm công nghệ quản lý năng lượng thông minh (Smart Power Management) giúp theo dõi tình trạng PIN của chúng. Nếu tai nghe gần hết PIN, Bluetooth sẽ ngắt kết nối để bảo vệ tuổi thọ và sức khỏe của PIN.

Lỗi đến từ người dùng

Đôi khi con người mới chính là nguyên nhân gây ra lỗi chứ không phải đến từ máy móc. Có thể bạn làm thiếu một bước nào đó khiến các thiết bị Bluetooth không thể kết nối được với nhau. Vì thế hãy tìm hiểu thật kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.

21 cách khắc phục lỗi không kết nối được Bluetooth

1. Hãy đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đều có và hỗ trợ Bluetooth

Mặc dù đây vấn đề rất cơ bản, tuy nhiên không phải ai cũng biết, nhất là đối với những người mới sử dụng thiết bị di động.

Vì vậy hãy chắc chắn rằng thiết bị của bạn hỗ trợ Bluetooth và có thể nhìn thấy biểu tượng của công nghệ này ở đâu đó trong thiết bị.

2. Hãy đảm bảo rằng Bluetooth đã được bật

Các thiết bị đều bật bluetooth

Một lỗi cũng khá cơ bản và thường xuyên xảy ra khi chúng ta quên kích hoạt Bluetooth trước khi thực hiện kết nối.

Vì thế hãy chắc chắc rằng biểu tượng Bluetooth hiện lên ở một góc nào đó đối với điện thoại, laptop. Còn đối với tai nghe, loa thì dấu hiệu để nhận biết bạn đã bật Bluetooth chưa có thể là đèn tín hiệu sáng lên hoặc có một màu khác.

Khi Bluetooth đã được kích hoạt, hãy tìm kiếm thiết bị khác như tai nghe để thực hiện ghép nối.

3. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt các chế độ máy bay, tiết kiệm năng lượng

Tắt chế độ máy bay và tiết kiệm năng lượng

Chế độ máy bay và tiết kiệm PIN có thể tự động tắt một vài tính năng trên thiết bị của bạn. Chế độ máy bay sẽ tắt các linh kiện phát sóng vô tuyến, bao gồm cả Bluetooth.

Trong khi đó tính năng tiết kiệm năng lượng có thể làm ngừng nhiều thứ trên thiết bị, cũng bao gồm Bluetooth. Vì thế hãy chú ý xem bạn có đang bật một trong 2 chế độ này hay không.

4. Bật chế độ khám phá (Discoverable Mode)

Discoverable Mode hay còn được gọi là chế độ khám phá. Nó là một trạng thái trong các thiết bị tích hợp công nghệ Bluetooth cho phép chúng có tìm kiếm, kết nối và truyền dữ liệu với nhau. Chế độ này được sử dụng để cho biết tính khả dụng của thiết bị Bluetooth và thiết lập kết nối với các thiết bị khác.

Chế độ khám phá rất hữu ích khi ghép nối 2 thiết bị Bluetooth đều hỗ trợ Hands-Free Profile. Để kết nối điện thoại với hệ thống Bluetooth trong xe hơi các bạn làm các bước sau:

5. Các bước trong quá trình ghép nối

Một vài thiết bị Bluetooth như tai nghe không dây yêu cầu những quá trình ghép nối đặc biệt. Ví dụ như người dùng phải nhấn giữ nút để thiết bị kia có thể tìm thấy thiết bị của bạn. Hoặc đôi khi là yêu cầu nhập một mã xác nhận để có thể thiết lập kết nối.

Nhập mã xác nhận kết nối Bluetooth

Vì vậy nếu gặp vấn đề về kết nối giữa các thiết bị Bluetooth, có thể bạn đã thiếu một bước xác nhận nào đó. Tốt nhất bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để quá trình ghép nối được diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

Lưu ý: Nếu không có hoặc làm mất hướng dẫn sử dụng, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng kèm theo thông tin về sản phẩm.

6. Sạc đầy các thiết bị

Sạc đầy cho các thiết bị

Đây là một mẹo rất hữu ích mà ít người để ý tới. Một vài thiết bị có tính năng quản lý năng lượng sẽ tự động ngắt kết nối Bluetooth khi tình trạng PIN quá yếu để bảo vệ tuổi thọ PIN.

Vì vậy nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết tại sao mà không kết nối Bluetooth được thì hãy chắc chắn rằng các thiết bị có đủ năng lượng để hoạt động.

7. Xóa, quên thiết bị đã ghép nối

Đây là cách rất phổ biến để khắc phục tình trạng lỗi kết nối Bluetooth.

Đôi khi tai nghe Bluetooth của bạn đang hoạt động bình thường. Bỗng nhiên hôm nay nó lại không được tìm thấy bằng điện thoại. Điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là xóa tai nghe ra khỏi danh sách thiết bị Bluetooth và thực hiện ghép nối lại.

Để xóa một thiết bị Bluetooth ra khỏi thiết bị, bạn thực hiện các bước như sau:

Đối với các thiết bị Android:

Đối với các thiết bị iOS:

8. Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị đủ gần

Khoảng cách giữa các thiết bị đủ gần

Không phải thiết bị Bluetooth nào cũng có phạm vi hoạt động giống nhau. Một vài sản phẩm chỉ hoạt động được trong khoảng cách 1-2 mét.

Nếu ở trong cùng một không gian không quá lớn như phòng, nhà mà không kết nối được Bluetooth thì khoảng cách có thể là vấn đề. Hãy thử mang 2 thiết bị lại gần sát nhau và thực hiện lại kết nối.

9. Khởi động lại các thiết bị

Đây có lẽ là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả lại cực tốt. Khởi động lại (tắt/ bật) các thiết bị có thể giúp bạn giải quyết vấn đề không kết nối được Bluetooth.

Đối với tai nghe thì bạn có thể tắt đi rồi bật lại còn với điện thoại, nếu ngại khởi động lại máy thì bạn có thể bật chế độ máy bay và sau đó tắt đi sau vài giây. Đây cũng là một mẹo hữu ích dành cho người dùng smartphone.

10. Ghép nối các thiết bị cách xa Router Wi-Fi

Tốt hơn bạn nên cách xa cục Wi-Fi khi thực hiện ghép nối Bluetooth. Nguyên nhân là bởi công nghệ Wifi sử dụng cùng tần số và phổ với Bluetooth.

Điều này dẫn đến hiện tượng nhiễu tín hiệu đặc biệt hay xảy ra trong quá trình kết nối. Vì vậy bạn không nên quá gần Router Wi-Fi khi ghép nối các thiết bị Bluetooth.

11. Cách xa cổng USB 3.0

Laptop ngày nay sử dụng cổng USB tốc độ cao 3.0. Nhiễu giữa cổng USB này với Bluetooth hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu không thể kết nối Bluetooth được với laptop, máy tính của mình, hãy thử ghép nối lại với chúng ở một khoảng cách xa hơn và bạn sẽ thấy sự khác biệt.

12. Cách xa các thiết bị trong smart home

Một vài thiết bị trong smart home sử dụng một công nghệ không dây được gọi là Zigbee. Chúng có thể là khóa cửa thông minh, bòn đèn, cảm biến đóng mở, phích cắm,…

Giống như Wifi, các thiết bị Zigbee hoạt động cùng tần số với Bluetooth. Vì thế quá trình kết nối Bluetooth giữa các thiết bị sẽ bị ảnh hưởng khi đứng gần các thiết bị này.

13. Tắt những thiết bị có khả năng cản trở kết nối

Bạn cố gắng kết nối điện thoại tới tai nghe hoặc loa mà mãi không được. Và rồi bạn nhận ra rằng tai mình vừa sử dụng chiếc tai nghe không dây của mình với laptop. Vì thế tai nghe đã giữ cấu hình ghép nối với laptop.

Những giải pháp trong trường hợp này đó là:

14. Tải driver cho thiết bị

Trong trường hợp bạn đang cố gắng ghép nối một thiết bị Bluetooth như Camera, chuột, loa, tai nghe,… tới máy tính hoặc laptop mà mãi không thành công. Tốt nhất bạn nên tìm kiếm trên internet những bản cập nhập driver cho laptop hoặc PC

Lưu ý: Bạn nên tải những bản cập nhật driver từ trang web của nhà sản xuất để đề phòng trường hợp máy tính bị nhiễm virus.

15. Các thiết bị nên có cùng cấu hình (profiles)

Bất cứ 2 hay nhiều thiết bị Bluetooth nào mà bạn đang muốn ghép nối nên có cùng cấu hình Bluetooth. Bạn không thể kết nối bàn phím với tai nghe được bởi chúng không cùng cấu hình Bluetooth.

Vì thế tốt nhất bạn nên kiểm tra xem các thiết bị có cùng cấu hình không trong hướng dẫn sử dụng của chúng.

16. Cập nhật Firmware cho phần cứng thiết bị

Một vài firmware của thiết bị âm thanh không tương thích để kết nối với điện thoại bởi phiên bản Bluetooth của điện thoại cao hơn những gì mà firmware của thiết bị âm thanh có thể tương thích với.

Vì thế hãy cập nhật firmware cho phần cứng lên phiên bản mới nhất và thử kết nối lại với điện thoại của bạn.

Lưu ý: Nếu chưa biết cập nhật firmware cho phần cứng thì bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất hoặc lên mạng tìm kiếm hướng dẫn.

17. Xóa bộ nhớ đệm Bluetooth

Phương pháp này chỉ thực hiện được trên các thiết bị Android.

Đôi khi một vài ứng dụng can thiệt vào hoạt động của Bluetooth dẫn đến vấn đề kết nối giữa các thiết bị Android với các thiết bị Bluetooth. Vì vậy xóa bộ nhớ đệm có thể giải quyết vấn đề này.

Để xóa bộ nhớ đệm bạn thực hiện các bước sau:

18. Giới hạn dữ liệu được chia sẻ giữa các thiết bị Bluetooth

Các thiết bị Bluetooth chạy trên hệ điều hành Windows và Android cho phép người dùng linh hoạt trong việc chọn hoặc bỏ chọn loại thông tin được truyền giữa các thiết bị.

Ví dụ giữa 2 thiết bị bạn có thể chọn chia sẻ âm thanh, video, danh bạ hoặc tin nhắn,… Vì thế nếu đang sẵn sàng chia sẻ một vài loại dữ liệu trên và gặp vấn đề trong việc ghép nối giữa các thiết bị, bạn có thể bỏ chọn chúng và thử kết nối lại.

Để quản lý loại dữ liệu, bạn thực hiện các bước sau:

Đối với các thiết bị Windows:

Đối với các thiết bị Android:

19. Đọc kỹ hướng dẫn người dùng từ nhà sản xuất

Nếu bạn đã thử tất cả các cách trên mà vẫn không thể kết nối Bluetooth được thì tốt nhất bạn nên tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất cung cấp.

Nhà sản xuất thường sẽ chỉ cho người dùng các phương pháp cũng như các bước chính xác để thực hiện ghép nối Bluetooth thiết bị của họ tới các thiết bị khác.

Nếu không có hoặc đã làm mất, bạn chỉ cần lên trang chủ của họ để tải về.

20. Lên trang chủ của nhà sản xuất tìm hiểu

Trong một vài trường hợp, nhà sản xuất biết một vấn đề với thiết bị của họ và đưa ra lời khuyên cũng như cách giải quyết vấn đề đó theo từng bước.

Vì thế bạn có thể nên trang chủ, tìm đến trang FAQ (câu hỏi thường gặp) và tìm kiếm xem vấn đề bạn đang gặp phải có nằm trong đây không.

Nếu không bạn có thể tìm đến trang diễn đàn để đặt câu hỏi, sẽ có rất nhiều người từng gặp vấn đề giống bạn và đưa ra cách giải quyết của họ.

21. Gửi thiết bị cho nhà sản xuất để bảo trì

Bạn đã thử mọi cách rồi mà thiết bị của mình vẫn không thể kết nối Bluetooth. Rất có thể nó đã bị lỗi, vì thế bạn phải gửi nó cho nhà sản xuất để bảo trì.

Nên nhớ kiểm tra giấy bảo hành trước khi gửi trả nhà sản xuất. Nếu còn hạn rất có thể bạn sẽ được thay một thiết bị mới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN