Bus RAM là gì? Cách kiểm tra Bus RAM trên Windows

Bus RAM là gì? Cách kiểm tra Bus RAM trên Windows

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 03/05/23

Chia sẻ bài viết :

RAM là một trong những linh kiện quan trọng nhất của máy tính. Khi mua RAM, ngoài dung lượng bạn cần quan tâm đến Bus của nó.

Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý dữ liệu của RAM. Vậy Bus RAM là gì? Có bao nhiêu loại Bus RAM và làm thế nào để kiểm tra Bus RAM máy tính của bạn.

Bus RAM là gì?

Trước tiên bạn cần hiểu khái niệm của Bus.

bus ram là gì 1

Bus, một thuật ngữ trong tin học, là viết tắt của từ omnibus trong tiếng Latin dùng để chỉ hệ thống giao tiếp và truyền dẫn dữ liệu giữa các thành phần trong một hệ thống máy tính.

Mọi phần cứng và phần mềm của hệ thống cùng các chuẩn kết nối với các thiết bị bên ngoài đều phải được xây dựng dựa trên hệ thống này.

Một bộ nhớ Bus được tạo từ ba thành phần: bus dữ liệu, bus địa chỉ và bus điều khiển.

bus ram là gì 7

Vậy Bus của RAM là gì?

bus ram là gì 6

Bus của RAM hay còn gọi bus RAM là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, bus RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều. 

Với chỉ số này, ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong một giây theo công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8.

Trong đó:

bus ram là gì 2

Ví dụ: RAM DDR4 sở hữu bus 3200MHz, tương đương với việc nó có thể vận chuyển được 25600MB (25GB/s) dữ liệu trong một giây. Nếu sử dụng DualChannel và lắp 2 RAM song song thì dữ liệu vận chuyển trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên bus RAM vẫn sẽ giữ nguyên ở 3200MHz.

Cách kiểm tra Bus RAM trên Windows

Thông quan Task Manager

Thông qua CPU-Z

Thông qua Command Prompt

Các loại Bus RAM

ram là gì cấu tạo nguyên lý hoạt động 5
Loại Bus RAM Chi tiết
SDR SDRAM
  • PC-66: Bus 66MHz.
  • PC-100: Bus 100MHz.
  • PC-133: Bus133MHz bus.
DDR SDRAM
  • DDR-200 hay PC-1600: Bus 100MHz với 1600MB/s bandwidth.
  • DDR-266 hay PC-2100: Bus 133MHz với 2100MB/s bandwidth.
  • DDR-333 hay PC-2700: Bus 166MHz với 2667MB/s bandwidth.
  • DDR-400 hay PC-3200: Bus 200MHz với 3200MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM
  • DDR2-400 hay PC2-3200: Clock 100MHz, Bus 200MHz với 3200MB/s bandwidth.
  • DDR2-533 hay PC2-4200: Clock 133MHz, Bus 266MHz với 4267MB/s bandwidth.
  • DDR2-667 hay PC2-5300: Clock 166MHz, Bus 333MHz với 5333MB/s bandwidth.
  • DDR2-800 hay PC2-6400: Clock 200MHz, Bus 400MHz với 6400MB/s bandwidth.
DDR3 SDRAM
  • DDR3-1066 hay PC3-8500: Clock 533MHz, Bus 1066MHz với 8528MB/s bandwidth.
  • DDR3-1333 hay PC3-10600: Clock 667MHz, Bus 1333MHz với 10664MB/s bandwidth.
  • DDR3-1600 hay PC3-12800: Clock 800MHz, Bus 1600MHz với 12800MB/s bandwidth.
  • DDR3-2133 hay PC3-17000: Clock 1066MHz, Bus 2133MHz với17064MB/s bandwidth.
DDR4 SDRAM
  • DDR4-2133 hay PC4-17000: Clock 1067MHz, Bus 2133MHz với 17064MB/s bandwidth.
  • DDR4-2400 hay PC4-19200: Clock 1200MHz, Bus 2400MHz với 19200MB/s bandwidth.
  • DDR4-2666 hay PC4-21300: Clock 1333MHz, Bus 2666MHz với 21328MB/s bandwidth.
  • DDR4-3200 hay PC4-25600: Clock 1600MHz, Bus 3200MHz với 25600MB/s bandwidth.
DDR5 SDRAM
  • DDR5-4800 hay PC5-38400: Clock 2400MHz, Bus 4800MHz với 38400MB/s bandwidth.
  • DDR5-5200 hay PC5-41600: Clock 2600MHz, Bus 5200MHz với 41600MB/s bandwidth.
  • DDR5-5600 hay PC5-44800: Clock 2800MHz, Bus 5600MHz với 44800MB/s bandwidth.
  • DDR5-6000 hay PC5-48000: Clock 3000MHz, Bus 6000MHz với 48000MB/s bandwidth.
  • DDR5-6400 hay PC5-51200: Clock 3200MHz, Bus 6400MHz với 51200MB/s bandwidth.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN