Intel Turbo Boost là gì? So sánh công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0

Intel Turbo Boost là gì? So sánh công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 04/06/23

Chia sẻ bài viết :

CPU Intel được trang bị rất nhiều công nghệ để tối ưu và nâng cao hiệu suất. Một trong số đó là Turbo Boost. Vậy Turbo Boost là gì? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Các dòng chip nào hỗ trợ công nghệ này, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Công nghệ Intel Turbo Boost là gì?

Turbo Boost được Intel trang bị cho các bộ vi xử lý của hãng nhằm giúp tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp để phù hợp với các tác vụ đang thực hiện. Theo như Intel công bố, những CPU được trang bị công nghệ này sẽ tăng hơn 20% sức mạnh, giúp tiết kiệm điện và tản nhiệt hiệu quả hơn.

intel turbo boost là gì 1

Khi chạy các tác vụ nặng như: chơi game đồ họa 3D, render video, lập trình… công nghệ Turbo Boost sẽ góp phần nâng cao hiệu năng để xử lý. Còn lúc máy hoạt động với tác vụ nhẹ như: ứng dụng văn phòng, duyệt web… thì máy chuyển trạng thái hoạt động ở mức thấp để tiết kiệm điện năng.

Nguyên lý hoạt động của Intel Turbo Boost

Các CPU thường không cần chạy trên tần số tối đa của chúng. Một số chương trình phụ thuộc nhiều hơn vào bộ nhớ để chạy trơn tru, trong khi số khác lại sử dụng nhiều CPU.

Công nghệ Turbo Boost Intel® là một giải pháp tiết kiệm năng lượng dành cho sự mất cân bằng này. Nó cho phép CPU chạy ở tốc độ xung nhịp cơ bản khi xử lý khối lượng công việc nhẹ, sau đó nhảy lên tốc độ xung nhịp cao hơn khi xử lý khối lượng công việc nặng.

intel turbo boost là gì 2

Chạy ở tốc độ xung nhịp thấp hơn (số chu kỳ được bộ xử lý thực hiện trong mỗi giây) cho phép bộ xử lý sử dụng ít năng lượng hơn, có thể giảm nhiệt năng và tác động tốt đến tuổi thọ PIN của máy tính xách tay. Nhưng khi cần thêm tốc độ, Công nghệ Turbo Boost Intel® sẽ tự động tăng tốc độ xung nhịp để bù vào. Đôi lúc nó được gọi là “ép xung thuật toán.”

Công nghệnày có khả năng tăng tốc độ CPU lên đến Tần số Turbo Tối đa trong khi vẫn ở trong giới hạn nhiệt độ và năng lượng an toàn. Điều này có thể tăng hiệu suất trong cả ứng dụng đơn luồng và đa luồng (các chương trình sử dụng nhiều lõi xử lý).

So sánh công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0

Turbo Boost 2.0 là gì?

Turbo Boost 2.0 có mặt trên hầu hết các phiên bản CPU Intel từ thế hệ 2 trở đi. Khả năng của Turbo Boost 2.0 mang lại là làm tăng tốc bộ xử lý và hiệu năng đồ họa. Turbo Boost 2.0 có nhiều thuật toán hoạt động song song với nhau để xử lý tối ưu hơn nhằm nâng cao tối đa tần số và hiệu quả sử dụng điện.

Turbo Boost 3.0 là gì?

Turbo Boost 3.0 hiện đã có mặt trên các bộ vi xử lý Core i5, i7, i9 thế hệ 10. Tác dụng lớn nhất của nó là giúp tăng tốc độ của lõi CPU nhanh nhất riêng lẻ, đồng thời điều hướng các khối lượng công việc quan trọng đến các lõi được tăng cường đó. Hiệu suất luồng đơn có thể được tăng cường tối đa 15%.

So sánh

intel turbo boost là gì 3

Turbo Boost 2.0 và Turbo Boost 3.0 là hai công nghệ tăng tốc độ xử lý của Intel được tích hợp trên các bộ vi xử lý của họ. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Boost 2.0 và Turbo Boost 3.0:

Nhìn chung, Turbo Boost 3.0 có thể cung cấp hiệu suất tốt hơn và hỗ trợ tăng tốc độ cho tất cả các lõi trên bộ vi xử lý trong khi Turbo Boost 2.0 chỉ hỗ trợ tăng tốc độ cho một số lõi. Tuy nhiên Turbo Boost 3.0 chỉ được tích hợp trên một số bộ vi xử lý mới nhất của Intel trong khi Turbo Boost 2.0 được tích hợp trên nhiều bộ vi xử lý kh nhau.

Các câu hỏi thường gặp

Tần số Turbo tối đa là gì?

Tần số Turbo tối đa xảy ra khi thông tin các tác vụ truyền tải qua phần cứng được đánh dấu khối lượng công việc nặng, lúc này công nghệ Turbo Boost Intel sẽ kích hoạt xung nhịp lên mức tối đa.

intel turbo boost là gì 5

Ví dụ: Bộ xử lý Intel Core i9 – 9900K có tần số cơ bản là 3.60 GHz và tần số Turbo tối đa là 5.00 GHz. Như vậy, bộ xử lý này nếu gặp các tác vụ nặng và siêu nặng sẽ được đẩy lên tần số Turbo tối đa 5.00 GHz trong một thời gian nhất định để tối ưu hệ thống.

Turbo Boost có ảnh hưởng đến máy tính?

Tăng xung nhịp đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều điện năng nhiều hơn. Đây không phải là vấn đề đối với máy tính bàn. Trong khi đó, nếu sử dụng laptop với thời lượng PIN hữu hạn, Turbo Boost sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ PIN của thiết bị.

Ngoài ra, việc thay đổi tần số xung nhịp có thể làm giảm tuổi thọ của bộ vi xử lý và các thành phần khác. Đồng thời độ ổn định của hệ thống cũng bị giảm.

Cách bật Intel Turbo Boost

Turbo Boost là công nghệ được tích hợp sẵn trên CPU, thế nên người dùng sẽ không thể tìm thấy cài đặt bật hay tắt công nghệ mà mọi nhiệm vụ sẽ được CPU tự động xử lý. Tuy nhiên, người dùng có thể quản lý, theo dõi tình trạng hoạt động của công nghệ này thông qua phần mềm Intel Turbo Boost Technology Monitor được chính Intel cung cấp.

intel turbo boost là gì 4

Công nghệ Turbo Boost Intel® hoạt động tự động để cung cấp tốc độ cao hơn cho CPU của bạn khi cần. Người dùng không cần phải cài đặt hoặc cấu hình vì nó được mặc định kích hoạt trên tất cả các hệ điều hành.

Bạn có thể vô hiệu hóa Công nghệ Turbo Boost Intel® khỏi BIOS, tuy nhiên bạn không nên làm như vậy trừ khi bạn đang khắc phục sự cố cụ thể hoặc cố gắng thu thập các phép đo hiệu suất nhất quán. Bạn sẽ nhận thấy hiệu suất và tốc độ xung nhịp cao hơn khi kích hoạt Công nghệ Turbo Boost Intel®.

Các dòng chip nào hỗ trợ Turbo Boost?

Hiện nay, công nghệ Turbo Boost thường được tích hợp trên các dòng máy CPU Intel Core i5 và Core i7. Đối với Core i3 thì công nghệ Turbo Boost không được trang bị mà thay vào đó là công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading.

Hyper-Threading (siêu phân luồng) là công nghệ cung cấp 2 luồng (thread) trên mỗi nhân giúp nhân đôi số tác vụ mà một bộ vi xử lý (CPU) có thể thực thi, tạo điều kiện cho dữ liệu di chuyển thông suốt hơn.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến Turbo Boost

Khả năng tăng tốc của bộ xử lý sử dụng công nghệ Intel Turbo Boost phụ thuộc vào những yếu tố bên dưới đây:

Công nghệ Intel Turbo Boost cho phép CPU hoạt động cao hơn công suất thoát nhiệt tối đa (Thermal Design Power) và cao hơn công suất theo thông số trong một khoảng thời gian ngắn để tối ưu hiệu suất.

Công nghệ Thermal Velocity Boost là gì?

Một con chip bình thường sẽ có xung nhịp cơ bản và xung nhịp Turbo Boost. Tuy nhiên, những con CPU với được trang bị công nghệ TVB(Thermal Velocity Boost) thì sẽ có thêm 2 xung nhịp boost khác nữa, cho phép CPU đạt được mức xung nhịp cao hơn cả turbo boost.

Những vi xử lý này sẽ có thêm Thermal Velocity Boost đơn nhân và Thermal Velocity Boost toàn nhân. Hiện TVB đang được tích hợp trên dòng chip desktop Intel Core i9 thế hệ 10, mobile Intel Core i5, i7, i9 thế hệ 10, và Intel Xeon W-1200.
TVB là lựa chọn lý tưởng để xử lý khối lượng công việc nhiều – các chương trình khiến tài nguyên sử dụng CPU tăng đột biến. Nó giúp hệ thống của bạn tăng hiệu suất tạm thời để đáp ứng công việc.

Công nghệ Adaptive Boost là gì?

Adaptive Boost cho phép linh động điều chỉnh xung nhịp turbo của tất cả các nhân khi có 4 nhân trở lên đang hoạt động. Tính năng này không có ngưỡng boost đảm bảo, do nó sẽ khác biệt dựa trên chất lượng silicon của con chip, tản nhiệt và nguồn điện.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tìm hiểu chip amd threadripper
Tìm hiểu Chip AMD Threadripper

Đăng bởi vào ngày 26/06/23 trong CPU, Máy tính, Tất cả