12 loại tai nghe phổ biến và ưu nhược điểm

12 loại tai nghe phổ biến và ưu nhược điểm

Trở về Blog | Đăng bởi vào ngày 15/09/21

Chia sẻ bài viết :

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại tai nghe với kiểu dáng và chức năng khác nhau. Mặc dù đều có tên gọi chung là tai nghe (headphone) tuy nhiên tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như kích thước mà các nhà sản xuất chia thành nhiều loại khác nhau.

Việc hiểu rõ được sự khác nhau giữa các loại tai nghe cũng như ưu nhược điểm của chúng sẽ giúp người dùng lựa chọn được tai nghe phù hợp với mục đích và nhu cầu bản thân.

Các loại tai nghe phổ biến

Tai nghe over-ear

Tai nghe over ear

Còn được biết đến là tai nghe full size hay circumaural với 2 củ tai được nối lại bằng quai trùm đầu. Đây là loại khá phổ biến trên thị trường và thuộc dạng kích thước lớn nhất trong các loại tai nghe. Củ tai bao trọn lấy tai người nghe đem đến một không gian riêng cho người nghe có thể tận hưởng âm nhạc một cách rõ ràng, sống động nhất.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe over-ear?

Tai nghe over-ear là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu âm nhạc bởi chúng rất thoải mái khi đeo và cung cấp khả năng cách âm rất tốt, chất lượng âm thanh tuyệt vời.

Đặc biệt đối với những nhà sản xuất âm nhạc (nhạc sỹ, DJ,…), tai nghe over-ear rất được ưa chuộng.

Tai nghe on-ear

Tai nghe on ear

Còn được biết đến là tai nghe Supra-aural với kiểu dáng giống với loại tai nghe over-ear nhưng phần đệm tai nhỏ hơn. Vì thế đệm tai nằm trên dái tai bạn. Tai nghe on-ear có tính di động cao hơn tai nghe over-ear.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe on-ear?

Nếu bạn là người hay nghe nhạc khi tập thể dục hay vận động mạnh, tai nghe on-ear là sự lựa chọn phù hợp bởi tính ổn định và nhẹ hơn tai nghe over-ear sẽ giúp tai nghe không bị rớt ra khỏi tai bạn.

Tai nghe in-ear

Tai nghe earbuds

Hay còn gọi là tai nghe earbuds, loại tai nghe này có kích thước nhỏ nhất trong các loại tai nghe vì thế bạn có thể ấn vào tai được. Tai nghe in-ear có tính di động cao nhất trong loại tai nghe với rất nhiều kiểu dáng và kích thước trên thị trường hiện nay.

Về mặt kỹ thuật, tai nghe earbuds không chỉ có một loại và chúng đều có đặc điểm:

Tai nghe earbuds không dây đích thực

Tai nghe earbuds không dây đích thực

Đây là loại tai nghe earbuds phổ biến bởi kết nối không dây rất tiện lợi. Loại tai nghe này có khả năng sạc và tính di động thì khỏi bàn. Toàn bộ linh kiện được tích hợp trong tai nghe DAC(bộ chuyển đổi từ số sang tương tự) và DSP(bộ xử lý tín hiệu số), vì vậy tai nghe earbuds không dây đều mang lại chất lượng âm thanh giống nhau bất kể nguồn nào.

Những thương hiệu nổi tiếng về tai nghe earbuds không dây đó là: Bose, Apple và Sony.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe earbuds không dây đích thực?

Loại tai nghe này phù hợp với những người thường xuyên đi công tác hay du lịch bởi chúng có thể dễ dàng cho vào vali hoặc túi xách.

Những người năng động sẽ yêu thích loại tai nghe này.

Tai nghe earbuds không dây (kiểu dáng cũ)

Tai nghe earbuds không dây

Đây là loại tai nghe in-ear có dây kết nối giữa 2 loa nhưng không có dây kết nối với thiết bị phát. Loại tai nghe này ngày nay đã không còn phổ biến nữa bởi sự nổi lên của tai nghe earbuds không dây đích thực.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe earbuds không dây?

Một vài người có thói quen tập thể dục hàng ngày sẽ thích loại tai nghe này bởi chúng rất khó bị tuột ra khỏi tai do có dây cáp.

Tai nghe earbuds có dây

Tai nghe earbuds có dây

Đây là loại tai nghe đang dần trở thành thị trường ngách và chỉ phổ biến đối với cộng đồng những người có đam mê âm nhạc (audiophile).

Những kiểu đeo khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái, độ ổn định khi đeo.

Ưu điểm:

Chất lượng âm thanh: Các lựa chọn có dây vẫn là giải pháp âm thanh tốt hơn. Chúng không phải phụ thuộc vào bộ xử lý tín hiệu số(DSP) như tai nghe không dây và có bộ khuếch đại, dây cáp tốt hơn đem lại âm thanh rõ ràng và chi tiết.

Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe earbuds có dây?

Nếu không dư giả về tài chính, tai nghe earbuds có dây là sự lựa chọn sáng suốt. Mặt khác, cộng đồng đam mê âm nhạc rất ưa chuộng tai nghe earbuds có dây cao cấp bởi chất lượng âm thanh vượt trội.

Tai nghe earphones

Tai nghe earphones

Hay còn được biết đến là classic earbuds, đây là loại tai nghe nằm trước lỗ tai và đặt trên dái tai của bạn. Tai nghe earbuds cổ điển không được phổ biến ngoại trừ sự thành công của Apple Airpods. Đây là tai nghe earbuds cổ điển không dây phổ biến nhất hiện nay.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe earphones?

Nếu bạn không quan tâm quá nhiều đến chất lượng âm thanh và chỉ cần thứ gì đó để xem video hoặc nghe bản tin, tai nghe earbuds cổ điển sẽ là lựa chọn của bạn.

Tai nghe bone conduction

Tai nghe truyền âm qua xương

Đây là loại tai nghe độc đáo sử dụng công nghệ dẫn truyền âm thanh qua gò má. Về cơ bản, tai nghe bone conduction bỏ qua tai ngoài.

Thương hiệu được biết đến nhiều nhất với loại tai nghe này đó là AfterShokz.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe bone conduction?

Nếu bạn không thích cái gì đó bảo phủ tai mình thì tai nghe bone conduction là lựa chọn phù hợp. Loại tai nghe này rất tuyệt vời với người chạy bộ ngoài trời.

Đối với những người khiếm thính, tai nghe bone conduction sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng nghe của họ.

Chú ý: tai nghe bone conduction có thể gây mất thính lực khi âm lượng quá cao.

Tai nghe closed-back

Tai nghe đóng lưng

Đây là loại tai nghe có thể là một trong số các loại tai nghe (on-ear, in-ear hoặc over-ear) với phần củ tai được đóng hoàn toàn. Chỉ có loại tai nghe này có thể có bass phụ.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe closed-back?

Thiết kế closed-back phù hợp với nhu cầu cách âm tốt như người đi làm, du lịch, công nhân,… trong môi trường ồn ào. Đây là lý do tai nghe closed-back thường có khả năng khử ồn rất tốt.

Với việc gần như không bị rò âm ra ngoài, loại tai nghe này rất phù hợp với phòng thu âm. Bạn không muốn bất kì một âm thanh nào rò ra ngoài và bị microphone thu lại.

Tai nghe open-back

Tai nghe hở lưng

Đây là loại tai nghe có của tai mở một phần hoặc hoàn toàn. Driver của tai nghe có thể nhìn qua một tấm lưới thép bảo vệ bên ngoài. Loại tai nghe này rất được ưa chuộng bởi các nhà sản xuất nhạc.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Chú ý: Tăng cường âm trầm bằng EQ có thể gây ra méo âm.

Khi nào thì chọn tai nghe open-back?

Loại tai nghe này thường được những nhà sản xuất âm thanh lựa chọn. Tai nghe open-back có thể đạt được một âm thanh rất phẳng.

Không những thế, các game thủ cũng có thể sử dụng loại tai nghe này bởi âm trường rất rộng.

Tai nghe wireless

Tai nghe không dây

Cũng giống như tai nghe earbuds không dây, tai nghe không dây cũng được làm từ những linh kiện như pin, chip bluetooth, bộ khuếch đại, DAC và DSP.

Có 2 kiểu kết nối không dây: thông qua công nghệ bluetooth hoặc chuẩn Wi-Fi (kết nối qua dongle USB). Tai nghe bluetooth ngày nay càng tiên tiến nhưng chúng không thể ổn định bằng tai nghe có dây.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe không dây?

Nếu bạn cảm thấy khó chịu với dây cáp tai nghe, tai nghe không dây là lựa chọn sáng suốt. Bạn có thể đi ra ngoài để lấy thứ gì đó mà vẫn có thể thưởng thức âm nhạc hay giao tiếp.

Tai nghe có dây

Tai nghe có dây

Bất kỳ loại tai nghe nào sử dụng dây để truyền tín hiệu âm thanh đều được cộng đồng đam mê âm nhạc ưa chuộng. Tai nghe có dây luôn mang đến âm thanh tuyệt vời nhất nhưng kém di động.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe có dây?

Nếu bạn là người đam mê âm nhạc, tai nghe có dây sẽ đem đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời bởi chúng mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất. Các nhà sản xuất nhạc sử dụng loại tai nghe này trong phòng thu hoặc mix nhạc.

Tai nghe active noise-cancelling

Tai nghe khử tiếng ồn chủ động

Tai nghe khử tiếng ồn đang là xu hướng mới của người dùng. Những loại tai nghe này có thể chủ đông chặn tiếng ồn xung quanh bằng cách ghi lại, đảo ngược pha của nó và truyền vào tai người nghe. Do đó tiếng ồn bị triệt tiêu trước khi đến màng nhĩ của bạn.

Ưu điểm:
Nhược điểm:

Khi nào thì chọn tai nghe active noise-cancelling?

Đây chắc chắn là lựa chọn cho nhân viên văn phòng, người đi du lịch hay những bạn làm việc ở môi trường ồn ào.

Bảng so sánh giữa các loại tai nghe

Loại tai ngheTrải nghiệmTính di độngCách âmRò rỉ âmĐộ ổn địnhChất lượng âm thanh
Over-earRất tốtKémTốtMột ítKém Rất tốt
On-earTrung bìnhTốtTrung bìnhMột ít Tốt Rất tốt
In-earTốtRất tốt Rất tốt Rất ítRất tốt Rất tốt
EarbudsTốt Rất tốt Rất tốt Một ít Rất tốt Trung bình
Bone conductionRất tốtRất tốt KhôngRất ít Cực tốtTrung bình

Những câu hỏi thường gặp

Loại tai nghe nào là tốt nhất?

Rất khó để trả lời bởi có rất nhiều kiểu tai nghe, mỗi loại lại có ưu nhược điểm khác nhau, tốt nhất là nên tập trung vào những nhu cầu chính của bạn. Nhìn chung, nghe nhạc trong phòng hay ở nhà thì chọn tai nghe open-back, hay chơi thể thao thì dùng tai nghe earbuds còn đối với người có nhiều nhu cầu thì tai nghe over-ear là sự lựa chọn phù hợp.

Loại tai nghe nào an toàn nhất (không ảnh hưởng đến thính lực)?

Các nhà nghiên cứu cho rằng tai nghe over-ear là loại an toàn nhất bởi chúng không khuếch đại âm thanh giống như các loại tai nghe in-ear

Tai nghe khử tiếng ồn (ANC – Active Noise Cancelling) cũng rất đáng để xem xét vì nó triệt tiêu tiếng ồn xung quanh bạn. Vì thế người nghe không phải nâng âm lượng lên để nghe rõ được chi tiết.

Loại driver tai nghe nào là tốt nhất?

Các loại driver tai nghe

Không có câu trả lời chính xác nhất bởi mỗi loại driver lại có ưu nhược điểm khác nhau.

Dynamic driver mang đến âm thanh chân thực nhất, tạo ra âm trầm ấm áp nhưng cũng có thể bị méo tín hiệu.

Planar magnetic driver cung cấp âm thanh rất chi tiết qua phổ tần số nhưng không tạo ra âm trầm giống như dynamic driver và cần có một bộ khuếch đại để hoạt động hiệu quả.

Electrostatic driver có một hiệu năng âm thanh ấn tượng nhưng cần bộ khuếch đại đặc biệt để hoạt động tốt. Nếu bị bấm bụi thì rất dễ gây ra hiện tượng méo âm.

Balanced armature driver được dùng trong tai nghe in-ear mang đến âm thanh rõ nét và chi tiết. Tuy nhiên, nó không tạo được âm trầm mạnh mẽ và chân thực, có thể âm thanh hơi đơn điệu.

Bone conduction driver truyền âm thanh qua gò má và có thể trợ giúp những người bị khiếm thính. Tuy nhiên chất lượng âm thanh lại ở mức trung bình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN